Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Thủ tục thay đổi tên công ty

Thủ tục thay đổi tên công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Bên cạnh việc nộp các hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp còn cần các đóng các lệ phí và khoản thuế. Để giúp Quý bạn đọc hình dung rõ hơn về quy định này, chúng tôi kính mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

huong dan mau thong bao de nghi thay doi noi dung dang ky doanh nghiep
Mẫu thông báo đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đổi tên doanh nghiệp cần có gì?

Với doanh nghiệp tư nhân

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách có thể tham khảo các bài viết tại Cổng thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.

Theo đó, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định tại Phụ lục II-1ban hành kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
  • Mục lục hồ sơ
  • Bìa hồ sơ
  • Giấy ủy quyền để thực hiện đăng ký doanh nghiệp (tải mẫu)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2.  Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên doanh nghiệp (mẫu tham khảo);

3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

4. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

5. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

6. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Tải về tại đây).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

huong dan mau giay uy quyen thuc hien thu tuc dang ky doanh nghiep
Mẫu giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Với các loại hình doanh nghiệp còn lại

Với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2.  Quyết định của hội đồng thành viên (Đại hội đồng cổ đông/ các thành viên hợp danh) về việc thay đổi tên doanh nghiệp (mẫu tham khảo);

3. Biên bản họp hội đồng thành viên (Đại hội đồng cổ đông/ các thành viên hợp danh)về việc thay đổi tên doanh nghiệp (mẫu tham khảo);

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

5. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Tải về tại đây).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thủ tục thực hiện thay đổi tên công ty

Trình tự

  1. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp phải thông báo Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có Quyết định hoặc Nghị quyết về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  3. Thời gian từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút.
  4. Lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ  hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.

Cách thức thực hiện

Người đăng ký có thể thực hiện bằng một trong các phương thức sau:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Thông qua Chương trình Phục vụ Đăng ký doanh nghiệp tại nhà. Quý doanh nghiệp đăng ký tại đây.
  • Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp đăng ký tại đây.
doanh nghiep co the dang ky dat ten moi tai nha
Doanh nghiệp có thể đăng ký đặt tên mới tại nhà

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: 

  • 100.000 đồng/lần đối với các hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh. (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ)
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư 130/2017/TT-BTC)
  • 50.000 đồng/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Lưu ý khi thay đổi tên công ty

  • Doanh nghiệp phải thay đổi con dấu khi tiến hành thay đổi tên doanh nghiệp
  • Sau khi thay đổi tên, nghĩa vụ của doanh nghiệp trước đó vẫn không chấm dứt.

Những tên doanh nghiệp không được đặt

  • Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, v.v. theo khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. (Khoản 3 Điều 40 Luật này)

Ngành, nghề kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp được cấu thành từ loại hình doanh nghiệp và tên riêng của công ty.

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Long Phan PMT.

Trong quá trình đổi tên, nếu phát sinh nhu cầu thay đổi ngành, nghề kinh doanh, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo:

>>>> Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh doanh

>>>  Công ty cổ phần bổ sung ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

>>>> Trình tự bổ sung ngành nghề kinh doanh với Công ty TNHH MTV

>>>> Bổ sung ngành, nghề kinh doanh qua mạng cần những giấy tờ gì?


Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách quy trình thực hiện việc thay đổi tên công ty. Trong quá trình hoạt động, nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn lâu dài, chúng tôi khuyến khích sử dụng dịch vụ trọn gói, hãy liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng cảm ơn./

Bài viết nói về: Thủ tục thay đổi tên công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



July 29, 2020 at 01:00PM

Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty

Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty là một trong số các công việc cần thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Thành phần hồ sơ và thủ tục được quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc một số nội dung cần thiết khi tuyển dụng lao động cho công ty mới.

huong dan mau khai trinh lao dong
Mẫu khai trình lao động

Hồ sơ cần có

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH, việc khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động được thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Thông tư này.

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh
  • Bảng khai trình sử dụng lao động (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Trong vòng 30 ngày, kể từ khi bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải tiến hành khai trình lao động theo Mẫu số 05 (ban hành kèm Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH).

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết đăng ký hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận.

Lưu ý: Doanh nghiệp vẫn phải khai trình nếu như đến ngày 30 vẫn chưa có người lao động đến làm việc.

Một số lưu ý

Các báo cáo định kỳ phải nộp

Báo cáo sử dụng lao động

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP:

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo  tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Trong kỳ người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình về lao động thay đổi theo quy định tại khoản 2 điều 8 nghị định 03/2014/NĐ-CP theo mẫu 07 ban hành kèm theo thông tư 23 trước ngày 25/05 và 25/11 hàng năm.

huong dan mau so 07 ban hanh kem thong tu 23
Mẫu số 07 Ban hành kèm Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH

Đăng ký thang bảng lương

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Hệ thống thang, bảng lương
  • Công văn xin đăng ký hệ thống thang, bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang, bảng lương
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

Lưu ý: Kể từ ngày 01/11/2018, căn cứ theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp cần phải lập sổ quản lý lao động. (Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH)

Mẫu sổ do người sử dụng lao động tùy ý lựa chọn, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
  • Bậc trình độ kỹ năng nghề;
  • Vị trí việc làm;
  • Loại hợp đồng lao động;
  • Thời điểm bắt đầu làm việc;
  • Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tiền lương;
  • Nâng bậc, nâng lương;
  • Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
huong dan so quan ly lao dong cung can phai duoc lap khi mo cong ty
Sổ quản lý lao động cũng cần phải được lập khi mở công ty
  • Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
  • Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
  • Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do

Không khai trình sử dụng lao động liệu có bị phạt?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

  • Trước ngày 25/11/2015, những doanh nghiệp vi phạm hành vi không khai trình lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, và những doanh nghiệp không báo cáo định kỳ tình hình thay đổi lao động thì bị xử phạt 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Sau ngày 25/11/2015, những hành vi trên không còn bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm ghi chép, cập nhật thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật vào sổ quản lý lao động nếu có thay đổi về nhân sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trình tự khai trình lao động khi mở một doanh nghiệp. Nếu quý khách cần có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.

Bài viết nói về: Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



July 29, 2020 at 07:00AM

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Mẫu thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài

MẪU THỐNG BÁO lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài được sử dụng khi các doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện một cách hợp pháp. Mẫu thông báo này là một yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc các lưu ý cần thiết khi soạn thảo thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

thanh lap chi nhanh, van phong dai dien
Mẫu đơn thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
==>>CLICK TẢI MẪU THÔNG BÁO VỀ VIỆC LẬP VĂN PHÒNG, CHI NHÁNH TẠI NƯỚC NGOÀI

Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp là gì?

Tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Trên thực tế, chi nhánh và văn phòng đại diện là khác nhau. Việc phân biệt căn cứ vào đặc điểm đặc trưng của từng loại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014 Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Tham khảo thêm tại:

Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty hợp danh                   

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện Công ty hợp danh

trinh tu thu tuc thanh lap chi nhanh van phong nuoc ngoai
Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài

Nội dung mẫu đơn

Trong mẫu thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài các bạn điền đầy đủ thông tin

Phần mở:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên doanh nghiệp;
  • Tên đơn;
  • Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố;
  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp/ mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp/ nơi cấp;

Phần giữa: Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài:

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện (tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt nếu có);
  • Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện: Số điện thoại, email, fax, website (nếu có);
  • Ngày cấp, nơi cấp số Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương khác;
  • Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động;
  • Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện: gồm các thông tin: họ tên người đứng đầu, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, loại, số giấy tờ chứng thực cá nhân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại, email, fax, website.

Phần cuối

  • Lời cam đoan của doanh nghiệp;
  • Chữ kí của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
quy trinh dang ky thanh lap chi nhanh o nuoc ngoai
Thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài

Thủ tục về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động của chi nhánh/văn phòng đại diện, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính để cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
  • Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp ở nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết :

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng kí kinh doanh
  • Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách soạn mẫu thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc, nhu cầu đượcTư vấn pháp luật, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



July 28, 2020 at 01:00PM

Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện

Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được doanh nghiệp gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc các lưu ý cần thiết khi soạn thảo thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Thong bao thay doi hoat dong cua chi nhanh, van phong dai dien
Mẫu thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh
==>>CLICK TẢI MẪU THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-13, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Nội dung đơn:

Phần mở:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên doanh nghiệp;
  • Tên đơn;
  • Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố;
  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp/ mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp/ nơi cấp;
quy trinh dang ky hoat dong chi nhanh
Thay đổi nội dung mẫu đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Phần giữa: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  • Mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  • Ngày cấp, nơi cấp, số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh);

Phần cuối

  • Lời cam đoan của doanh nghiệp;
  • Chữ kí của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thay đổi nội dung mẫu đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Cách thức thực hiện:

 Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

van phong dai dien, chi nhanh cong ty
Trình tự thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Trình tự thực hiện:

  • Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.

Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  • Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến.

Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Cơ quan thực hiện:

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời hạn giải quyết:

Tham khảo

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh/Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

Xem thêm Thủ tục thay đổi người đại diện công ty cổ phần như thế nào?

Xem thêm Thủ tục thay đổi đại diện công ty TNHH một thành viên

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách soạn thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện . Quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc, nhu cầu đượcTư vấn pháp luật, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



July 28, 2020 at 10:00AM