Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty

Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty là một trong số các công việc cần thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Thành phần hồ sơ và thủ tục được quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc một số nội dung cần thiết khi tuyển dụng lao động cho công ty mới.

huong dan mau khai trinh lao dong
Mẫu khai trình lao động

Hồ sơ cần có

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH, việc khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động được thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Thông tư này.

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh
  • Bảng khai trình sử dụng lao động (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Trong vòng 30 ngày, kể từ khi bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải tiến hành khai trình lao động theo Mẫu số 05 (ban hành kèm Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH).

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết đăng ký hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận.

Lưu ý: Doanh nghiệp vẫn phải khai trình nếu như đến ngày 30 vẫn chưa có người lao động đến làm việc.

Một số lưu ý

Các báo cáo định kỳ phải nộp

Báo cáo sử dụng lao động

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP:

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo  tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Trong kỳ người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình về lao động thay đổi theo quy định tại khoản 2 điều 8 nghị định 03/2014/NĐ-CP theo mẫu 07 ban hành kèm theo thông tư 23 trước ngày 25/05 và 25/11 hàng năm.

huong dan mau so 07 ban hanh kem thong tu 23
Mẫu số 07 Ban hành kèm Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH

Đăng ký thang bảng lương

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Hệ thống thang, bảng lương
  • Công văn xin đăng ký hệ thống thang, bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang, bảng lương
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

Lưu ý: Kể từ ngày 01/11/2018, căn cứ theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp cần phải lập sổ quản lý lao động. (Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH)

Mẫu sổ do người sử dụng lao động tùy ý lựa chọn, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
  • Bậc trình độ kỹ năng nghề;
  • Vị trí việc làm;
  • Loại hợp đồng lao động;
  • Thời điểm bắt đầu làm việc;
  • Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tiền lương;
  • Nâng bậc, nâng lương;
  • Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
huong dan so quan ly lao dong cung can phai duoc lap khi mo cong ty
Sổ quản lý lao động cũng cần phải được lập khi mở công ty
  • Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
  • Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
  • Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do

Không khai trình sử dụng lao động liệu có bị phạt?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

  • Trước ngày 25/11/2015, những doanh nghiệp vi phạm hành vi không khai trình lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, và những doanh nghiệp không báo cáo định kỳ tình hình thay đổi lao động thì bị xử phạt 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Sau ngày 25/11/2015, những hành vi trên không còn bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm ghi chép, cập nhật thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật vào sổ quản lý lao động nếu có thay đổi về nhân sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trình tự khai trình lao động khi mở một doanh nghiệp. Nếu quý khách cần có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.

Bài viết nói về: Thủ tục khai trình lao động khi thành lập công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



July 29, 2020 at 07:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét