Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Hướng xử lý khi chồng cũ lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới

Chồng cũ lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới hẳn là vấn đề khiến cho nhiều cặp vợ chồng sau khi LY HÔN phải đau đầu bởi vì không biết giải quyết như thế nào với tài sản chung, thậm chí là có được phép sử dụng tài sản chung của cả hai vợ chồng để lập di chúc cho người khác hay không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mọi người cụ thể về vấn đề này.

Lập di chúc đối với tài sản chung

Lập di chúc sử dụng tài sản chung thì xử lý như thế nào?

Quy định của pháp luật về tài sản chung sau khi ly hôn

Khái niệm tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 như sau:

  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết.
  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Như vậy, tóm lại là tài sản chung của cả hai vợ chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của cả hai vợ chồng. Sau khi ly hôn thì tài sản chung đó phải được chia cho hai vợ chồng theo pháp luật quy định mới trở thành tài sản riêng của mỗi bên.

Tranh chấp tài sản sau ly hôn

Tài sản chung sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Quy định của pháp luật về lập di chúc sau khi qua đời

Về khái niệm

Di chúc được quy định tại Điều 624 Bộ Luật Dân Sự 2015 là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Về chủ thể

Điều 625 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định người lập di chúc phải đáp ứng được một trong hai điều kiện sau đây:

  • Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người lập di chúc có các quyền được quy định tại Điều 626 Bộ Luật Dân Sự cụ thể như sau:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Về hình thức của di chúc

Di chúc được lập dưới hai hình thức sau:

  1. Di chúc bằng miệng: Theo Điều 629 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì di chúc bằng miệng chỉ được thực hiện trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
  2. Di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản theo Điều 628 Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm:
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc được xem là hợp pháp theo Điều 630 Bộ Luật Dân Sự thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Hướng xử lý khi sử dụng tài sản chung để lập di chúc cho người khác

  1. Sau khi ly hôn thì phần tài sản chung nếu vẫn chưa được xử lý mà người chồng đã sử dụng tài sản chung đó để lập di chúc dành cho người khác, cụ thể là vợ mới mà chưa được sự cho phép của vợ cũ thì vợ cũ có quyền yêu cầu đòi lại tài sản chung đó do người vợ cũ cũng có quyền đối với khối tài sản chung theo Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn Nhân và Gia Đình. Nếu như không thỏa thuận được thì người vợ cũ có quyền khởi kiện với Tòa án để giải quyết theo Điều 5 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015.
  2. Sau khi ly hôn mà khối tài sản chung đã được xử lý, tức là đã chia đều cho cả hai vợ chồng theo Luật định thì từng phần chia đều đó đã trở thành tài sản riêng của từng người, do đó, người chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình để lập di chúc để lại tài sản cho người vợ mới.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn.

chỉ được sử dụng riêng sau khi chia tài sản chung

Tài sản chung phải được chia đều sau khi ly hôn thì mới được sử dụng riêng.

Vai trò của Luật sư trong việc xử lý những vấn đề liên quan tới dân sự

Liên quan tới việc xử lý khi chồng cũ sử dụng tài sản chung để lập di chúc cho người khác thì công ty luật LONG PHAN PMT cùng với các luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng về những vấn đề sau:

  • Tư vấn về hướng giải quyết nhanh và đơn giản nhất cho Quý khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu như không thỏa thuận được giữa hai vợ chồng.
  • Thực hiện phân chia tài sản chung theo thỏa thuận nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.
  • Thực hiện các nhu cầu khác liên quan tới lập di chúc và tài sản sau khi ly hôn.

Trên đây là bài viết tổng hợp về các vấn đề liên quan tới hướng xử lý khi chồng cũ lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH về các vấn đề liên quan tới ly hôn và tài sản chung sau khi ly hôn hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ DÂN SỰ để đại diện theo ủy quyền lập di chúc thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.



March 14, 2021 at 10:03AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét