Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công nhận, sẽ có các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu, vậy thì đó là những trường hợp nào? Hậu quả ra sao? Được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật sư hôn nhân gia đình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Vô hiệu do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực trong Bộ luật dân sự

Xét về mặt bản chất thì thỏa thuận tài sản của vợ và chồng cũng sẽ là một giao dịch dân sự mà căn cứ Điều 122 BLDS 2015 thì giao dịch này phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 BLDS, nếu không đáp ứng thì sẽ bị vô hiệu theo điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình.

Chủ thể phải có năng lực dân sự phù hợp

  • Để có thể thực hiện thỏa thuận tài sản thì vợ và chồng phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với thỏa thuận.
  • Thực tế có rất nhiều sự việc tranh chấp xảy ra khi vợ và chồng trước khi đăng ký kết hôn thì hoàn toàn bình thường tuy nhiên sau một khoảng thời gian hôn nhân thì một trong hai bên vợ hoặc chồng bị tâm thần và lại có thỏa thuận tài sản nhưng khi tiến hành thỏa thuận lại không được thực hiện phù hợp theo trình tự pháp luật. Trường hợp này khi đưa ra tranh chấp tại Tòa án đã có thể bị tuyên vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về chủ thể của giao dịch.

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyện

  • Cũng giống như các giao dịch dân sự khác thì việc tham vào thỏa thuận tài sản này phải đều xuất phát từ sự tự nguyện của cả vợ và chồng.
  • Trước khi tham gia vào giao dịch này, vợ hoặc chồng phải có quyền tự do quyết định tham gia hay không tham gia, không bị chi phối hoặc không bị ép buộc, cấm đoán, đe doạ. “Tự nguyện”bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện.
  • Thực tế như hiện nay cũng có rất nhiều người chồng bạo lực gia đình, đánh đập, ép buộc người vợ phải ký thỏa thuận tài sản này. Trường hợp này khi đưa ra Tòa án xem xét thì thỏa thuận này đã có thể không thể hiện được sự tự nguyện của người vợ và hoàn toàn có thể bị Tòa tuyên vô hiệu thỏa thuận tài sản này.

Mục đích và nội dung không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức

  • Theo quy định tại Điều 123 BLDS 2015 thì đối với những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung mà pháp luật không cho phép thực hiện hoặc vi phạm những chuẩn mực, ứng xử chung trong đời sống xã hội thì cũng sẽ bị vô hiệu.
  • Theo đó, nếu thỏa thuận tài sản của vợ chồng mà vi phạm pháp luật hay trái đạo đức xã hội thì sẽ bị vô hiệu. Việc xác định vi phạm của thỏa thuận này bên cạnh việc dựa vào các quy định chung trong BLDS thì nếu vi phạm các quy định chuyên biệt trong luật Hôn nhân và gia đình thì thỏa thuận tài sản này cũng sẽ bị vô hiệu.

>>>Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào

Không tuân thủ điều kiện về hình thức

  • Trong một số trường hợp luật định thì hình thức là một trong các điều kiện để thỏa thuận đó có hiệu lực, không tuân thủ thì sẽ bị vô hiệu.
  • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình thì thỏa thuận chia tài sản phải lập thành văn bản. Và việc văn bản này có cần công chứng hay không thì sẽ theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Vô hiệu do vi phạm quy định theo Luật hôn nhân gia đình

Vô hiệu do vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình

Vô hiệu do vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình

Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân gia đình thì thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 của Luật này cụ thể:

  • Vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng tại Điều 29
  • Vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình tại Điều 30.
  • Vi phạm quy định về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng tại Điều 31.
  • Vi phạm quy định về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng căn cứ theo Điều 32.

Vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân gia đình thì đối với thỏa thuận xác lập nhằm mục đích không lành mạnh, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến tài sản của vợ chồng thì sẽ bị xác định là vô hiệu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng được pháp luật công nhận của cha, mẹ, con và của các thành viên khác trong gia đình.

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP tại điểm b Khoản 2 Điều 6 quy định nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
  • Để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Bên cạnh đó trường hợp thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ bị vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp tại Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình.

>>>Xem thêm: Tư vấn luật hôn nhân gia đình

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận bị tuyên vô hiệu

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận bị tuyên vô hiệu

  • Cũng như các thỏa thuận dân sự khác thì thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu xét dưới góc độ của BLDS tại Điều 131 thì khi đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó.
  • Trong trường hợp các bên đã tiến hành chia tài sản chung thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, tiến hành hoàn trả lại số tài sản đã chia đó.

Thông tin liên hệ công ty Luật Long Phan PMT

Công ty Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH  qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



March 10, 2022 at 10:30AM

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Quyền thừa kế của vợ chồng có phát sinh khi hai bên đang ly hôn tại Tòa án

Quyền thừa kế của vợ chồng có phát sinh khi hai bên đang ly hôn tại Tòa án hay không là một vấn đề khá phức tạp mà có lẽ nhiều người vẫn còn thắc mắc. Để có thể hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như trình tự thủ tục đối với trường hợp trên mời các bạn cũng chúng tôi theo dõi bài đọc dưới đây.

Quyền thừa kế có phát sinh khi hai bên đang ly hôn

Quyền thừa kế có phát sinh khi hai bên đang ly hôn

Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Người chết để lại di chúc

Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của bên lập di chúc thể hiện ý nguyện cuối cùng về việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Người được hưởng di sản thừa kế có thể là cá nhân, Nhà nước, pháp nhân và các chủ thể khác với tư cách tổ chức.

Người hưởng di sản được hưởng theo di chúc khi di chúc mà người chết để lại hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật theo Điều 630 BLDS 2015.

Người chết không để lại di chúc

Người chết không để lại di chúc

Người chết không để lại di chúc

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Khi người chết không để lại di chúc thì người thừa kế sẽ được thừa kế theo pháp luật (Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015).

Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì Người thừa kế theo pháp luật gồm:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  5. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Quyền thừa kế di sản của vợ chồng đang ly hôn khi người còn lại chết

Chưa có bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án về việc ly hôn

Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một trong hai người chết trong thời gian hai vợ chồng đang tiến hành thủ tục ly hôn và bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa chưa có hiệu lực pháp luật thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế vì lúc này quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng vẫn còn tồn tại theo Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Đã có bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án về việc ly hôn

Đã có quyết định của Tòa án về việc ly hôn

Đã có quyết định của Tòa án về việc ly hôn

Khi đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án về việc ly hôn giữa vợ chồng thì khi đó quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng đã chấm dứt nên người còn lại sẽ không được quyền thừa kế di sản mà người kia để lại.

>>> Xem thêm: Vợ nhận tài sản thừa kế khi ly hôn chồng có được hưởng không?

Hướng giải quyết vụ án ly hôn khi có một người chết

Theo quy định Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân thì:

“Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”

Một người có thể được tòa án tuyên bố đã chết được quy định Điều 71 BLDS 2105.

Nếu nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án ly hôn qua đời, việc vợ hoặc chồng chết trong khhi giải quyết vụ án ly hôn đồng nghĩa với việc hôn nhân của họ cũng tự động chấm dứt theo. Do đó, Tòa án sẽ không cần tiếp tục giải quyết việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu ly hôn của họ. Các vấn đề về tài sản nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo vụ án về thừa kế giữa vợ hoặc chồng còn sống với các bên thứ ba có liên quan khác. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các quy định tại Điều 214 BLTTDS 2015.

Nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái khi có một bên nguyên đơn hoặc bị đơn chết sẽ do bên còn lại có quyền nuôi dưỡng chăm sóc.

Đối với tài sản khi đang ly hôn mà có một người chết thì theo quy định tại Điều 655 BLDS 2015 thì:

Nếu vợ chồng đang ly hôn và tòa án đang trong quá trình thụ lý giải quyết mà một bên chết thì người còn lại vẫn được thừa kế di sản của người đã chết

Nếu tòa án đã cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định nhưng bản án quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên đã chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết

Trong hai trường hợp đều chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân nên người còn lại vẫn có quyền hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, nếu người chết là bị đơn thì hàng thừa kế của họ cũng sẽ kế thừa nghĩa vụ tố tụng về phân chia tài sản.

>>> Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào?

Thông tin luật sư liên hệ

Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau để được hỗ trợ tốt nhất:

  • Website: luatlongphan.vn
  • Email : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage: LUẬT LONG PHAN
  • Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
    • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
    • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc Quyền thừa kế của vợ chồng có phát sinh khi cả hai đang ly hôn tại Tòa án. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH giải đáp một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



March 06, 2022 at 07:16AM

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi ?

Sau khi ly hôn quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo pháp luật sẽ được giao cho người mẹ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định này cũng không phải là tuyệt đối áp dụng trong mọi trường hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, người cha vẫn có thể giành được quyền nuôi dưỡng con nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Căn cứ để cha giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì sau khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện ở đây là những thứ có thể gây tác động đến con cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như việc giáo dục con.

Người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì có thể thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con nếu: “Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Để chứng minh người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thì phải chứng minh:

Điều kiện về kinh tế: người mẹ không có việc làm ổn định, không có bất kỳ một khoản thu nhập nào, thu nhập không ổn định, có nhiều khoản nợ riêng, không có khoản tiền tích lũy nào, người vợ sau ly hôn không có chỗ ở ổn định.

Điều kiện về tinh thần: bỏ bê con cái không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.

Người mẹ vi phạm pháp luật

Đối với việc người mẹ vi phạm pháp luật thì việc nuôi dưỡng con nhỏ dưới 36 tháng tuổi là việc rất khó vì như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ lúc lớn lên. Một người mẹ vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con cái, ảnh hưởng tương lai sau này. Đối với việc đã từng có tiền án cũng sẽ là một cản trở trong việc người mẹ được tuyên quyền nuôi dưỡng con vì đó là biểu hiện của việc tư cách đạo đức không tốt.

Người mẹ bị tước quyền nuôi con

Người mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có lối sống không đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật, thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, vướng mắc tệ nạn xã hội, có lối sống đồi trụy, làm những việc trái đạo đức, pháp luật.

Người mẹ có lối sống trụy lạc, sa đọa, như là thường xuyên tụ tập đánh bạc, sử dụng những chất kích thích nguy hiểm như rượu, ma túy dẫn đến không kiểm soát được hành vi

Người mẹ cũng có thể bị tước quyền nuôi con nếu có hành vi ngược đãi, hành hạ con, có dấu hiệu bạo lực, thường xuyên đánh đập, bỏ đói con thì Tòa án sẽ khó quyết định cho nuôi con vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần.

Những trường hợp hoặc điều kiện khác trong thực tế từng hoàn cảnh cũng sẽ khiến người mẹ mất quyền nuôi dưỡng con cái sau ly hôn.

>>>Xem thêm:  Luật sư tư vấn về giành quyền nuôi con sau ly hôn

Điều kiện để người cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Các trường hợp mà cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn có thể do hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con do người cha chịu trách nhiệm nuôi dưỡng. Ngoài ra, các điều kiện để người cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi còn là điều kiện về thu nhập, công việc, chỗ ở,… khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đinh 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”

Thu nhập, chỗ ở

Đối với điều kiện kinh tế, người cha phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, đảm bảo tài sản và nơi ở ổn định phù hợp cho việc chăm sóc cho con dưới 36 tháng tuổi.

Chỗ ở, môi trường sinh sống, nơi cư trú ổn định, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi cho con được đảm bảo, cần chứng minh với Tòa án rằng bạn sẽ đảm bảo cho con về nơi ăn, chỗ ở, đi lại, học tập của con, điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.

Công việc, thời gian

Người cha muốn giành được quyền nuôi con nhỏ cũng cần chứng minh về tính chất công việc của bản thân. Phải cần chứng minh được công việc đang làm là hợp pháp, có thời gian ổn định linh hoạt, có thể giành thời gian ngoài giờ hành chính để chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Để chứng minh được vấn đề này người cha cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương,…

Quan tâm, chăm sóc con

Cha quan tâm, chăm sóc con

Cha quan tâm, chăm sóc con

Để có thể giành được quyền nuôi con, người cha cũng cần cho thấy bản thân mình là người quan tâm, chăm sóc con cái, đủ thời gian ở bên con để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt.

Ngoài ra, người cha cũng phải là người có đạo đức tốt, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, thời gian chăm sóc con cái. Tình yêu thương của người cha dành cho con cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định người cha có được nuôi dưỡng con không.

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn.

Thông tin liên hệ

Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau để được hỗ trợ tốt nhất:

–    Website: luatlongphan.vn

–    Email: pmt@luatlongphan.vn

–    Hotline: 1900.63.63.87

–    Fanpage: LUẬT LONG PHAN

–    Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748

–    Trụ sở và Văn phòng làm việc:

–    Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

–    Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



March 01, 2022 at 01:35AM

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Cổ phần có được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Hiện nay, việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân khá phổ biến. Đặc biệt là các tài sản có tính chất đặc biệt như phần vốn góp, cổ tức, cổ phần,…. Vậy cổ phần có được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục trên.

Cổ phần có được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânCổ phần có được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Điều kiện được công nhận là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì những tài sản được xem là tài sản riêng bao gồm:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Ngoài ra, còn có các tài sản riêng khác như: ( Điều 11 Nghị định 126/2014)

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Tính chất pháp lý về tài sản là cổ phần tạo lập trong thời kỳ hôn nhân

Xét thấy, cổ phần được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân khi thoả mãn các điều kiện nêu trên. Đối với cổ phần đứng tên vợ hoặc nhưng số tiền dùng để mua cổ phần là số tiền chung của hai vợ, chồng thì lúc này cổ phần đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Nếu có tranh chấp, vợ hoặc chồng phải chứng minh được số cổ phần mà mình sở hữu là tài sản riêng nếu không thì tài sản đó được xem là tài sản chung theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu nguồn thu nhập phát sinh từ cổ phần của vợ hoặc chồng là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình thì cổ phần đó vẫn được xem là tài sản chung.

>>>Xem thêm: Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Việc phân chia cổ phần khi có tranh chấp tài sản trong hôn nhân

Khi tranh chấp phát sinh thì phải xác định nguồn gốc sở hữu cổ phần. Tức là, thời điểm mua cổ phần là trước hay sau kết hôn và số tiền dùng để mua cổ phần là từ tài sản chung hay riêng của vợ chồng.

Nếu cổ phần là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi xảy ra tranh chấp cổ phần đó vẫn được xem là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Việc chứng minh được cổ phần mà mình đang sở hữu có phải là tài sản riêng hay không rất quan trọng. Vì nếu không có căn cứ chứng minh thì số cổ phần lúc này được xem là tài sản chung của hai.

Đối với trường hợp vợ chồng đều là cổ đông công ty thì đây được xem xét là tranh chấp giữa các thành viên của công ty. Tranh chấp về cổ phần được xác định là tranh chấp kinh doanh – thương mại theo Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng là cổ đông công ty thì:

  • Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập, thì không được quyền chuyển nhượng cổ phần. Khi đó, người này chỉ có quyền trả giá trị đối với phần cổ phần mà bên kia được hưởng.
  • Còn trong trường được phép chuyển nhượng cổ phần cho bên còn lại (theo Điều lệ công ty và quy định pháp luật) thì bên kia có thể chuyển nhượng phần cổ phần tương ứng.

>>>Xem thêm: Cách xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản hôn nhân

Các công việc của luật sư Long Phan PMT

  • Tư vấn phương án giải quyết
  • Tư vấn về các loại giấy tờ, hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị để nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản hôn nhân;
  • Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình thu thập chứng cứ trong tranh chấp;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết
  • Đại diện thân chủ giải quyết tranh chấp tại các cơ quan chức năng

Quy trình tiếp nhận, thực hiện dịch vụ pháp lý

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi đê gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau :

  • Trụ sở chính: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan

Cổ phần, phần vốn góp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng?

Cổ phần, phần vốn góp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng?

Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

Cam kết của luật sư Long Phan PMT

  • Tuân thủ đúng nội dung dịch vụ đã cam kết
  • Tuân thủ đúng deadline đã cam kết
  • Kết quả mang lại như cam kết
  • Phí dịch vụ tuân thủ như cam kết
  • Chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng

>>>Xem thêm:  Tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng

Liên hệ

Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi các nguồn sau:

Liên hệ trực tiếp tại:

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ trực tuyến qua:

  • Website : luatlongphan.vn
  • Email : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage : LUẬT LONG PHAN
  • Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc cổ phần có được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



February 28, 2022 at 10:29AM

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi?

Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cha mẹ. Khi người chết không có di chúc, thì theo pháp luật, những người được hưởng di sản đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ. Tuy nhiên, cháu nuôi vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật. Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi?

Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi

Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi?

>> Xem thêm: LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

Địa vị pháp lý của con nuôi

Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.

Do đó, con nuôi cũng có địa vị pháp lý như con đẻ, pháp luật đã có liệt kê con nuôi và con đẻ trong thừa kế tài sản.

Quyền thừa kế thế vị của cháu nuôi

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Theo đó, việc xác định hàng thừa kế tài sản của người để lại ở đây đó là “Hàng thừa kế thứ nhất” có bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015, theo quy định này, có thể xác định người thừa kế của người chết nếu chết trước hoặc cùng lúc với người đó thì về nguyên tắc sẽ mất quyền hưởng di sản, vì họ không còn là “người còn sống”. Tuy nhiên, nếu như người này là con của người để lại di sản thừa kế thì quyền của họ vẫn sẽ được duy trì nếu như vào thời điểm người này chết, họ đang có con hoặc cháu nội, ngoại (nếu con cũng đã chết) bởi lúc này những người con hoặc cháu nội, ngoại đó của họ sẽ thế vị để hưởng phần di sản mà họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống

Từ đó, việc phần di sản mà người con chết trước hoặc cùng lúc với bố hoặc mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống được chuyển giao cho các con hoặc cháu nội, ngoại (nếu như không có con còn sống) của người con đã chết đó. Có thể hiểu, cháu nuôi có quyền thừa kế thế vị theo pháp luật quy định.

Quyền thừa kế thế vị của cháu nuôi

Quyền thừa kế thế vị của cháu nuôi?

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

Hướng giải quyết khi có tranh chấp về quyền thừa kế thế vị của con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu sau:

  • Đơn khởi kiện: Sử dụng mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Giấy chứng nhận con nuôi.
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)

Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý

Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:

  • Kiểm tra hồ sơ và đơn khởi kiện hợp lệ, xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình
  • Thông báo người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn)
  • Thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí

Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Tòa án phải thông báo đến các đương sự trong vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý

Trên cơ sở thông báo của Tòa án, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đưa ra ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với Tòa án về vụ án

Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tóa án thực hiện tổ chức phiên họp để các bên đương sự thực hiện việc giao nộp những chứng cứ mà mình đã thu thập được, tiếp cận những chứng cứ của các đương sự khác qua đó làm sáng tỏ vụ án. Tiến hành hòa giải để xác định những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề còn mâu thuẫn cần Tòa án giải quyết.

Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử

Sau khi tổ chức hòa giải cho các bên không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Hướng giải quyết tranh chấp Thừa kế thế vị của con nuôi

Hướng giải quyết tranh chấp Thừa kế thế vị của con nuôi?

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

>> Xem thêm: TRANH CHẤP THỪA KẾ DI CHÚC VIẾT TAY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Công việc Luật sư thực hiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ:

Khi tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cho khách hàng, bên cạnh việc yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc luật sư cũng sẽ tiến hành thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ cũng như là soạn thảo một số văn bản cần thiết trong quá trình tố tụng.

  • Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo đơn khởi kiện, giấy/hợp đồng ủy quyền,…;
  • Chuẩn bị tài liệu chứng minh: GCNQSDĐ, giấy tờ pháp lý về quyền thừa kế; thỏa thuận phân chia di sản,…;
  • Thu thập, tài liệu chứng cứ chứng minh mối quan hệ nhân thân: trích lục khai sinh; trích lục giấy đăng ký kết hôn; lập bảng tường trình quan hệ nhân thân….

Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách người đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp:

  • Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Luật Tố tụng hành chính cho phép các đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Do đó, trong những vụ việc phức tạp mà đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến bất động sản, các đương sự không thể tự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì luật sư có thể tham gia tố tụng làm người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất:

  • Bên cạnh việc hỗ trợ đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng, luật sư còn có thể giúp khách hàng đưa ra những hướng giải quyết có lợi nhất.
  • Cụ thể, đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng  sẽ khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự thì tốt hơn; hoặc tiến hành hòa giải như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất,…

Thông tin liên hệ

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63 hoặc:

Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến câu hỏi “Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi”. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ Luật sư Dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



February 16, 2022 at 04:00PM

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Hướng giải quyết di sản để lại khi có người hưởng thừa kế theo pháp luật mất tích

Khi người thân qua đời, một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là việc chia di sản như thế nào cho đúng pháp luật và hạn chế được sự tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Bộ luật Dân sự và pháp luật liên quan có quy định cụ thể cho từng trường hợp khi tiến hành chia di sản. Vậy hướng giải quyết di sản để lại khi có người hưởng thừa kế theo pháp luật mất tích như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này.

Hướng giải quyết di sản để lại khi có người hưởng thừa kế theo pháp luật mất tích
Hướng giải quyết di sản để lại khi có người hưởng thừa kế theo pháp luật mất tích

>> Xem thêm: Người nhận thừa kế mất tích nhiều năm phân chia thừa kế thế nào?

Thủ tục tuyên bố người thừa kế mất tích

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Căn cứ theo Điều 387 đến Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục tuyên bố người thừa kế mất tích diễn ra như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích phải gửi đơn yêu cầu theo Mẫu số 92-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP). Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Bước 2: Thông báo tìm kiếm người mất tích

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Bước 3: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự, nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tuyên bố người thừa kế mất tích

Tuyên bố người thừa kế mất tích

>> Xem thêm: Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng thời điểm

Quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích

Người quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích

Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015, người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật Dân sự 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo đó, người quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích có thể là:

  • Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý khi người vắng mặt bị Tòa án tuyên mất tích.
  • Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý.
  • Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
  • Trường hợp không có những người trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người mất tích tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích được quy định tại Điều 66, Điều 67 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có quyền:

  • Quản lý tài sản của người mất tích.
  • Trích một phần tài sản của người mất tích để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người mất tích.
  • Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người mất tích.

Người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có nghĩa vụ:

  • Giữ gìn, bảo quản tài sản của người mất tích như tài sản của chính mình.
  • Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
  • Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
  • Giao lại tài sản cho người mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích

Quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích

>> Xem thêm: Thủ tục chia tài sản của cha đã bỏ nhà đi mất tích

Giải quyết tài sản khi người thừa kế mất tích

Trường hợp người thừa kế mất tích trở về

Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015, khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

Tuy nhiên, việc Tòa án tuyên một người mất tích không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế di sản của người đó. Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp không được hưởng di sản bao gồm: người thừa kế đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Vì vậy việc chia di sản cho người thừa kế theo pháp luật vẫn diễn ra theo đúng quy định kể cả khi có người thừa kế mất tích.

Tài sản của người mất tích sau khi chia thừa kế sẽ được quản lý theo như nội dung tại phần Quản lý tài sản của người thừa kế bị tuyên bố mất tích. Đồng thời theo quy định tại Điều 66, Điều 69 Bộ luật Dân sự 2019, trường hợp người mất tích trở về, người quản lý tài sản của người mất tích có trách nhiệm giao lại tài sản cho người mất tích và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trường hợp người thừa kế mất tích bị tuyên bố đã chết

Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

  • Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
  • Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
  • Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015.

 

Sau khi Tòa án tuyên bố một người đã chết, quyền thừa kế di sản của người đó cũng chấm dứt. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất còn lại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Trường hợp người thừa kế bị Tòa án tuyên bố đã chết, dẫn đến không còn ai có quyền thừa kế theo pháp luật trong hàng thừa kế thứ nhất, di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Trường hợp không còn người thuộc hàng thừa kế thứ hai thì áp dụng tương tự đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ ba.

Nếu việc Tòa án tuyên người thừa kế đã chết dẫn đến không còn ai trong ba hàng thừa kế có quyền hưởng di sản, theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này được xác định là tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.

Trường hợp người thừa kế bị Tòa án tuyên bố đã chết mà còn sống, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015, người này có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Liên hệ luật sư tư vấn

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư nhà đất vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư nhà đất tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc Hướng giải quyết di sản để lại khi có người hưởng thừa kế theo pháp luật mất tích của Long Phan PMT. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn luật dân sự hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư dân sự, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



February 15, 2022 at 04:31PM

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn

Hiện nay, ly hôn không còn là vấn đề quá xa lạ trong xã hội này. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vợ chồng khi ly hôn lại không thỏa thuận hoặc giải quyết vấn đề cấp dưỡng trong bản án/quyết định ly hôn. Sau khi ly hôn thì lại không thỏa thuận được về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng hoặc người cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn được thực hiện như thế nào ?Mời các bạn xem bài viết dưới đây.

thoi-han-thu-ly-giai-quyet

Quyền khởi kiện yêu cầu thủ tục cấp dưỡng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống. Ngoài ra, cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác

Theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án yêu cầu người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Do đó, khi bản án quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người có quyền nêu trên có thể khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Thủ tục khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về cấp dưỡng là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Đối với việc xác định Tòa án theo cấp: Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng.

Đối với việc xác định Tòa án theo lãnh thổ: (Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015)

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc thì Tòa án đó có thẩm quyền giải quyết;
  • Nếu không có thỏa thuận thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23 – biểu mẫu đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC)
  • Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD; Sổ hộ khẩu,…bản sao chứng thực)
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con
  • Bản án ly hôn
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của chồng
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan

Yêu cầu cấp dưỡng

Yêu cầu cấp dưỡng

>>>Xem thêm: Con cái được chọn quyền nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?

Nội dung đơn khởi kiện

Theo mẫu số 23 – biểu mẫu đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC

Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện thì nội dung đơn khởi kiện bao gồm:

  • Thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc thì Tòa án đó có thẩm quyền giải quyết;
  • Nếu không có thỏa thuận thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.
  • Thông tin người khởi kiện: Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
  • Thông tin người bị kiện: Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
  • Thông tin người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có): Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;

( Họ, tên,năm sinh, địa chỉ cư trú phải ghi giống như trong CMND/CCCD/Hộ chiếu)

  • Yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề: Gồm nội dung khởi kiện và yêu cầu khởi kiện (nêu rõ, cụ thể từng vấn đề)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Ghi rõ tên chứng cứ, số lượng

Yêu cầu cấp dưỡng

Thời hạn thụ lý, giải quyết

Sau khi nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện thì Tòa án tiến hành giải quyết như sau:

  • Tòa án xem xét đơn và thụ lý vụ án sau đó thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp về cấp dưỡng là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn.
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

>>>Xem thêm: Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn giải quyết như thế nào

Liên hệ

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

–           Website: luatlongphan.vn

–           Email  : pmt@luatlongphan.vn

–           Hotline            : 1900.63.63.87

–           Fanpage: LUẬT LONG PHAN

–           Zalo     : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748

–           Trụ sở và Văn phòng làm việc:

–           Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3,      Tp. Hồ Chí      Minh.

–           Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc Hướng dẫn thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT để TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



February 13, 2022 at 10:01AM

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn ?

Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng khi sống chung không đạt được mục đích hôn nhân và muốn thực hiện thủ tục ly hôn, thủ tục ly hôn đơn phương nhưng không muốn hoặc không thể có mặt nhiều lần làm việc tại Tòa án. Vì lý do đó, Luật Long Phan nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề ly hôn đơn phương vắng mặt như: Nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn? Toàn bộ vướng mắc liên quan đến vấn đề này chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết sau.

Nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn

Nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn

Quyền được yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn của nguyên đơn

Theo quy định của pháp luật, theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn có thể được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và phải thông qua những thủ tục tố tụng chặt chẽ, nếu không sự vắng mặt có thể dẫn đến những hệ quả sau:

Hoãn phiên làm việc gây kéo dài thời gian giải quyết thủ tục

Khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”.

Thời gian một phiên tòa sơ thẩm bị hoãn tối đa là 1 tháng, bên cạnh phiên tòa xét xử thì các phiên họp, phiên hòa giải cũng được áp dụng quy định này. Do đó, nếu nguyên đơn liên tục vắng mặt trong các phiên làm việc lần đầu mà không có văn bản yêu cầu giải quyết vắng mặt thì vụ việc có thể bị kéo dài hơn nhiều tháng (chưa kể đến sự vắng mặt của bị đơn trong quá trình giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt). Thông thường, nguyên đơn (người làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn) đều có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và dứt điểm sự việc, nên sự vắng mặt mà không có lý do và cũng không có văn bản gửi Tòa án này sẽ gây ảnh hưởng đến chính quyền lợi của nguyên đơn.

Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn

Điểm a Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định

“Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định này, nếu nguyên đơn không có mặt theo đúng lịch triệu tập lần hai và cũng không có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt thì vụ án sẽ bị đình chỉ. Hiểu một cách đơn giản đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án sẽ dừng mọi hoạt động tố tụng, trả lại hồ sơ, nếu muốn tiếp tục các bạn phải nộp lại hồ sơ để giải quyết từ đầu.

Như vậy, nguyên đơn vắng mặt khi ly hôn đơn phương trong một số trường hợp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thủ tục tại Tòa án. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không thể thực hiện thủ thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn. Các bạn vẫn có thể vắng mặt nếu nắm bắt và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn sẽ được chúng tôi phân tích kỹ trong phần tiếp theo.

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn.

Theo Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thực hiện theo quy trình như sau:

  • Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện: Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, có lý do vắng mặt được Tòa án chấp nhận;
  • Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
  • Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.Thủ tục ly hôn khi nguyên đơn vắng mặt

Thủ tục ly hôn khi nguyên đơn vắng mặt

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn

Nội dung đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ đính kèm

Đơn đề nghị xét xử vắng mặt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–o0o——–

………………, ngày……tháng……năm ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

          Kính gửi :    TOÀ ÁN NHÂN DÂN ………….

Tôi là: …………………………………, sinh năm …………………………..

CMND số:…………… do Công an ………….. cấp ngày …………

Hộ khẩu: …………………………..…………………………..……………….

Chỗ ở hiện tại: ………..…………………………..…………………………

Tôi là ………….. trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là…………. bị đơn là ………….. Vụ án đang được TAND ……… thụ lý, giải quyết.

Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:

Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và………………… vào ngày…. tháng……..năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc…lý do khác) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

 

Hướng dẫn viết đơn đề nghị xét xử vắng mặt

Phần kính gửi

Kính gửi Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án.

Thông tin người đề nghị

Thể hiện rõ thông tin người làm đơn như sau:

  • Họ và tên;
  • Năm sinh;
  • Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
  • Địa chỉ liên hệ;
  • Số điện thoại;

Người làm đơn cần cho Tòa án biết mình có tư cách tố tụng gì (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện,….. ) trong vụ án nào.

Lý do vắng mặt

Người đề nghị ghi rõ các lý do vì sao không thể tham gia phiên tòa đó được như:

  • Lý do sức khỏe;
  • Do thiên tai, hoả hoạn;
  • Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;…

Khi vắng mặt tại phiên tòa, người bị kiện cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là có lý do chính đáng.

Phần cuối đơn

  • Người đề nghị cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn này,
  • Đề nghị Hội đồng xét xử, Tòa án nhân dân quận …, thành phố … tiến hành phiên tòa và thực hiện xét xử vắng mặt tôi theo quy định của pháp luật;
  • Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên người đề nghị.

Tài liệu chứng cứ đi kèm

  • Đơn ly hôn
  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
  • CMND và Hộ khẩu của 2 vợ chồng ( bản sao, có công chứng )
  • Sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao có công chứng)
  • Giấy khai sinh của con ( bản sao, có công chứng )
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản

Đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu đính kèm

Đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu đính kèm

Các lưu ý khi ly hôn nguyên đơn vắng mặt

Khi thực hiện thủ tục ly hôn, nhiều người muốn giải quyết vắng mặt làm thế nào để ly hôn nguyên đơn vắng mặt. Hoặc cũng có trường hợp đã biết cách vắng mặt nhưng chưa nắm rõ cần phải làm đơn thế nào, trình bày ra sao hoặc thực hiện các công việc gì để đề nghị Tòa án cho phép vắng mặt mà không gây ảnh hưởng đến vụ án. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các lưu ý khi ly hôn đơn phương vắng mặt như sau:

Khi ly hôn đương sự chỉ được ủy quyền khi phân chia hay tranh chấp tài sản chung còn việc ly hôn và tranh chấp con chung không được ủy quyền lại.

Vắng mặt bằng cách ủy quyền cho người khác thực hiện công việc

Nội dung ủy quyền ở đây chỉ có thể là việc thay mặt nộp, nhận hồ sơ tài liệu hoặc tiền tạm ứng án phí. Khi làm việc tại Tòa án hoặc các cơ quan tố tụng khác, người làm việc cần chứng minh được tư cách của mình.

Ví dụ: Người làm đơn cần xuất trình CMND để xác định danh tính. Những người được nhờ để thay mặt người làm đơn thực hiện một số công việc tại Tòa án cần xuất trình các giấy tờ nhận thân của mình và giấy tờ chứng minh mình được nhận ủy quyền. Cụ thể, các bên cần lập giấy ủy quyền và phải được công chứng, chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc văn phòng công chứng. Chỉ khi có giấy tờ ủy quyền, cơ quan Nhà nước mới chấp nhận việc một người thay mặt người làm đơn thực hiện một số công việc trong thủ tục ly hôn.

Vắng mặt bằng cách gửi văn bản đề nghị đến Tòa án

Việc vắng mặt tại Tòa án cần thực hiện bằng văn bản gửi đến Tòa và phải nêu được các nội dung cụ thể gồm: Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương vắng mặt; Thời gian, địa điểm lập; Thông tin nhân thân và thông tin liên hệ của người làm đơn; Căn cứ, lý do và đề nghị đối với việc vắng mặt trong các phiên làm việc tại Tòa án.

Các giấy tờ nói trên có thể được xuất trình trực tiếp khi làm việc tại Tòa án (đối với văn bản ủy quyền) hoặc được gửi đến Tòa án qua đường bưu điện. Khi nộp các bạn cần kèm theo những tài liệu liên quan như giấy tờ về nhân thân hoặc tài liệu chứng minh lý do vắng mặt. Bên cạnh đó, người thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt cũng cần lưu ý thời điểm nộp văn bản đến Tòa án trước khi diễn ra buổi làm việc mình muốn vắng mặt. Điều này giúp Tòa án có thời gian xem xét và thông báo bằng văn bản đến người làm đơn và các bên liên quan.

Dịch vụ ly hôn khi nguyên đơn vắng mặt

Ly hôn một cách nhanh chóng, ít phải đi lại nhiều lần là nguyện vọng chung của hầu hết những người là nguyên đơn trong vụ án ly hôn. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được kỹ quy định pháp luật, không có kỹ năng giải quyết các vụ việc tại Tòa án nên nhiều người còn lúng túng khi thực hiện thủ tục này.

Các lý do dẫn đến nguyên đơn muốn ly hôn đơn phương vắng mặt:

  • Quá trình giải quyết ly hôn đơn phương diễn ra trong thời gian dài và Tòa án sẽ triệu tập các bên làm việc nhiều lần do đó không phải ai cũng sắp xếp được công việc, việc cá nhân để làm việc tại Tòa án.
  • Nguyên đơn hiện đang sinh sống, cư trú xa Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Tòa án nơi bị đơn cư trú).
  • Nguyên đơn không muốn gặp mặt trực tiếp bị đơn nhiều lần tại Tòa án: Nhiều trường hợp do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng trầm trọng hoặc có xảy ra hành vi bạo lực gia đình nên người làm đơn muốn tránh mặt bên vợ/chồng còn lại.

Nếu rơi vào trường hợp trên, các bạn có thể liên hệ dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh vắng mặt để được hỗ trợ:

  1. Tư vấn thủ tục giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt tại Tòa án.
  2. Hỗ trợ soạn thảo các văn bản, tư vấn chuẩn bị các tài liệu liên quan cung cấp cho Tòa án đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
  3. Cử người nhận ủy quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nhanh chóng giúp khách hàng hạn chế số lần làm việc trực tiếp tại Tòa án.

Liên hệ

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline: 1900.63.63.87
  • Fanpage: LUẬT LONG PHAN
  • Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết Nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn. Nếu có nhu cầu sự hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



February 12, 2022 at 01:32PM

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình. Quyền được làm cha, làm mẹ là quyền thiêng liêng của con người nhưng do hoàn cảnh cá nhân rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con nên họ có nhu cầu thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật hôn nhân gia đình đã hiểu và đưa ra những quy định để đảm bảo quyền này cho các vợ chồng không may mắn. Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin cần thiết dưới bài viết này.

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

>>>Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi

Quyền được mang thai hộ theo pháp luật

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có quyền được nhờ người khác mang thai hộ, nhưng phải cần có những điều kiện theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định.

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ

Theo Điều 98 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Quyền và nghĩa vụ của người được nhờ mang thai hộ

>>>Xem thêm: Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn

Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ

Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ

Theo Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Bản thỏa thuận mang thai hộ

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online qua mạng

Theo Điều 96 quy định về thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung của thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;
  • Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 này;
  • Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợpcon chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
  • Trách nhiệm dân sự trong trường hợpmột hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Bản thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Mẫu thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mẫu thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mẫu này được ban hành kèm Nghị định 10/2015/NĐ-CP về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày ….. tháng….. năm 20….

THỎA THUẬN
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

  1. Thông tin của bên nhờ mang thai hộ

– Tên vợ: ………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………

Số CMND: ………………………………………………………………………………………..

– Tên chồng: …………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………………………………………………………………………………

Vợ chồng tôi hiện nay chưa có con chung và đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ……….. xác nhận (1) …..……………….  bị bệnh ………… không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng, chúng tôi đã nhờ chị (2) …………….. mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị …………….. đã đồng ý mang thai giúp cho vợ chồng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).

Chúng tôi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ.

  1. Thông tin của bên mang thai hộ

– Tên vợ: …………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………….

Số CMND: ……………………………………………………………………………………….

– Tên chồng:……………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………..

Hộ khẩu:……………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………..

Số CMND:………………………………………………………………………………………

Tôi là (3)  ……………….. Tôi đã sinh ……….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào.

Được biết vợ chồng (1) bị bệnh …………… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được vợ chồng (1) ……………..  nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ vợ chồng (1) …………………

Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con. Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.

III. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sau:

  1. Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
  2. a) Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
  3. b) Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
  4. c) Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, có tiếp tục mang thai không phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

  1. d) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
  2. Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
  3. a) Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  4. b) Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
  5. c) Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan;

Nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

  1. d) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

đ) Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

  1. Thỏa thuận của các bên: (4)

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Trách nhiệm khi một hoặc cả hai bên vi phạm thỏa thuận

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Vợ, chồng người nhờ mang thai hộ     Vợ, chồng người mang thai hộ

             (Ký, ghi rõ họ tên)                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên người vợ của bên mang thai hộ;

(2) Viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ;

(3) Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ theo Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP:

– Chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha cùng mẹ;

– Chị, em con chú, bác, cô, cậu, dì;

– Chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha…

 (4) Nêu rõ các thỏa thuận về việc:

– Giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa;

– Hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con;

– Việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ;

– Quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp chưa giao con cho bên nhờ mang thai hộ;

– Các quyền và nghĩa vụ liên quan khác…

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Những lưu ý khác trong thỏa thuận mang thai hộ

  • Theo Điều 99 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định

Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia định 2014 và Bộ luật dân sự.

  • Theo Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.

  • Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Để tránh vi phạm mục đích nhân đạo nên những ai mang thai hộ vì mục đích thương mại đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc tổ chức cho một hay nhiều người phụ nữ mang thai cho người khác để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Hành vi này được thể hiện qua các dấu hiệu tìm kiếm người có nhu cầu nhờ mang thai hộ và người có thể mang thai hộ; sắp xếp để người có nhu cầu nhờ mang thai hộ quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ hoặc sắp xếp để người mang thai hộ mang thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bố trí cho người mang thai hộ nơi ăn, nghỉ, khám thai, sinh con, giao con cho người nhờ mang thai hộ…nhằm mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác mà chủ yếu là lợi ích vật chất như lấy tiền từ người nhờ mang thai hộ, chi phí môi giới từ người mang thai hộ…

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trường hợp nếu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm:

  • Đối với 02 người trở lên: Có thể là với 02 người thuộc hai trường hợp (hai cặp) khác nhau nhờ mang thai hộ hoặc với 2 người mang thai hộ.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: như lợi dụng danh nghĩa của các cơ sở y tế, các tổ chức nhân đạo, các đoàn thể phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện giữa những phụ nữ, những gia đình đồng cảnh ngộ.
  • Tái phạm nguy hiểm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

Email: pmt@luatlongphan.vn

Hotline: 1900.63.63.87

Fanpage: LUẬT LONG PHAN

Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748

Trụ sở và Văn phòng làm việc:

Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình. Nếu có nhu cầu sự hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



February 12, 2022 at 10:30AM