Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình. Quyền được làm cha, làm mẹ là quyền thiêng liêng của con người nhưng do hoàn cảnh cá nhân rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con nên họ có nhu cầu thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật hôn nhân gia đình đã hiểu và đưa ra những quy định để đảm bảo quyền này cho các vợ chồng không may mắn. Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin cần thiết dưới bài viết này.

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

Những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình

>>>Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi

Quyền được mang thai hộ theo pháp luật

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có quyền được nhờ người khác mang thai hộ, nhưng phải cần có những điều kiện theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định.

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ

Theo Điều 98 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Quyền và nghĩa vụ của người được nhờ mang thai hộ

>>>Xem thêm: Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn

Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ

Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ

Theo Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Bản thỏa thuận mang thai hộ

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online qua mạng

Theo Điều 96 quy định về thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung của thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;
  • Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 này;
  • Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợpcon chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
  • Trách nhiệm dân sự trong trường hợpmột hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Bản thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Mẫu thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mẫu thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mẫu này được ban hành kèm Nghị định 10/2015/NĐ-CP về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày ….. tháng….. năm 20….

THỎA THUẬN
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

  1. Thông tin của bên nhờ mang thai hộ

– Tên vợ: ………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………

Số CMND: ………………………………………………………………………………………..

– Tên chồng: …………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………………………………………………………………………………

Vợ chồng tôi hiện nay chưa có con chung và đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ……….. xác nhận (1) …..……………….  bị bệnh ………… không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng, chúng tôi đã nhờ chị (2) …………….. mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị …………….. đã đồng ý mang thai giúp cho vợ chồng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).

Chúng tôi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ.

  1. Thông tin của bên mang thai hộ

– Tên vợ: …………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………….

Số CMND: ……………………………………………………………………………………….

– Tên chồng:……………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………..

Hộ khẩu:……………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………..

Số CMND:………………………………………………………………………………………

Tôi là (3)  ……………….. Tôi đã sinh ……….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào.

Được biết vợ chồng (1) bị bệnh …………… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được vợ chồng (1) ……………..  nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ vợ chồng (1) …………………

Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con. Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.

III. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sau:

  1. Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
  2. a) Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
  3. b) Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
  4. c) Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, có tiếp tục mang thai không phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

  1. d) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
  2. Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
  3. a) Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  4. b) Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
  5. c) Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan;

Nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

  1. d) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

đ) Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

  1. Thỏa thuận của các bên: (4)

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Trách nhiệm khi một hoặc cả hai bên vi phạm thỏa thuận

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Vợ, chồng người nhờ mang thai hộ     Vợ, chồng người mang thai hộ

             (Ký, ghi rõ họ tên)                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên người vợ của bên mang thai hộ;

(2) Viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ;

(3) Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ theo Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP:

– Chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha cùng mẹ;

– Chị, em con chú, bác, cô, cậu, dì;

– Chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha…

 (4) Nêu rõ các thỏa thuận về việc:

– Giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa;

– Hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con;

– Việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ;

– Quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp chưa giao con cho bên nhờ mang thai hộ;

– Các quyền và nghĩa vụ liên quan khác…

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Những lưu ý khác trong thỏa thuận mang thai hộ

  • Theo Điều 99 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định

Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia định 2014 và Bộ luật dân sự.

  • Theo Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.

  • Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Để tránh vi phạm mục đích nhân đạo nên những ai mang thai hộ vì mục đích thương mại đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc tổ chức cho một hay nhiều người phụ nữ mang thai cho người khác để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Hành vi này được thể hiện qua các dấu hiệu tìm kiếm người có nhu cầu nhờ mang thai hộ và người có thể mang thai hộ; sắp xếp để người có nhu cầu nhờ mang thai hộ quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ hoặc sắp xếp để người mang thai hộ mang thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bố trí cho người mang thai hộ nơi ăn, nghỉ, khám thai, sinh con, giao con cho người nhờ mang thai hộ…nhằm mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác mà chủ yếu là lợi ích vật chất như lấy tiền từ người nhờ mang thai hộ, chi phí môi giới từ người mang thai hộ…

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trường hợp nếu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm:

  • Đối với 02 người trở lên: Có thể là với 02 người thuộc hai trường hợp (hai cặp) khác nhau nhờ mang thai hộ hoặc với 2 người mang thai hộ.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: như lợi dụng danh nghĩa của các cơ sở y tế, các tổ chức nhân đạo, các đoàn thể phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện giữa những phụ nữ, những gia đình đồng cảnh ngộ.
  • Tái phạm nguy hiểm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

Email: pmt@luatlongphan.vn

Hotline: 1900.63.63.87

Fanpage: LUẬT LONG PHAN

Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748

Trụ sở và Văn phòng làm việc:

Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết những lưu ý trong thỏa thuận mang thai hộ theo luật hôn nhân gia đình. Nếu có nhu cầu sự hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



February 12, 2022 at 10:30AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét