Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Đất Chưa Có Sổ Có Để Lại Thừa Kế Được Không


Hiện nay, việc để lại tài sản thừa kế là một việc xảy ra rất phổ biển, xuất phát từ việc người để lại di sản thừa kế muốn để lại tài sản cho người thân của mình. Tài sản để lại thừa kế có thể là đất đai, động sản hoặc những tài sản có giá trị khác. Tuy nhiêu, nếu di sản là đất đai thì thủ tục nhận thừa kế sẽ phức tạp hơn bởi những vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến đất đai. Chẳng hạn trong trường hợp đất chưa có sổ đỏ thì có thể để lại thừa kế không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất là:
·        Thuộc trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
·        Đất không có tranh chấp;
·        Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
·        Trong thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, có thể để lại thừa kế trong trường hợp đất chưa có sổ nhưng đã đáp ứng được các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Thế nào là đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ?
Xét các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: người đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
  • Trường hợp 2: người đang sử dụng đất không có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013

Trường hợp 1: Các giấy tờ về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 bao gồm:Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất (được hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT);
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ (được hướng dẫn tại Điều 18 NĐ 43/2014).

Nếu người sử dụng đất có một trong các giấy tờ trên thì đáp ứng được điều kiện cấp Giấy chứng nhận, khi đó đất chưa có sổ sẽ được để lại thừa kế.
Trường hợp 2: người đang sử dụng đất không có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Xác định quyền sử dụng đất là di sản
Đối với các trường hợp luật áp dụng là Luật Đất đai 2003 trở về trước, cần áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để xác định trong trường hợp quyền sử dụng đất là di sản. Cụ thể tại điểm 1 Mục 2 Nghị quyết này quy định:
  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là bài viết về đất chưa có sổ có để lại thừa kế được không. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Kiện Và Khiếu Nại Thu Hồi Đất Khác Gì Nhau?

Khi xảy ra tranh chấp hoặc có một vấn đề nào đó đối với quyền sử dụng đất thì người ta thường nghĩ đến việc nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đơn cử như việc đất bị thu hồi thì họ sẽ có hai lựa chọn là kiện và khiếu nại. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được kiện và khiếu nại thu hồi đất có gì khác nhau. Và lựa chọn nào là hợp lý nhất và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Xem thêm bài viết tại: https://lsdothanhlam.tumblr.com/post/185656666870/ki%E1%BB%87n-v%C3%A0-khi%E1%BA%BFu-n%E1%BA%A1i-thu-h%E1%BB%93i-%C4%91%E1%BA%A5t-kh%C3%A1c-g%C3%AC-nhau

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Khi Nào Thì Đất Bị Bán Đấu Giá?

Đất đai không chỉ là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, một loại tư liệu sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội mà trong một nền kinh tế thị trường, đất đai còn là một loại tài sản có giá trị rất lớn. Đất đai cũng đem lại các khoản thu tài chính lớn cho Nhà nước. Một trong những nguồn đem lại khoản thu tài chính cho Nhà nước từ đất đai là việc bán đấu giá đất. Vậy khi nào thì đất bị bán đấu giá?

Bán đấu giá tài sản là gì?

Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai, để những người mua lần lượt trả giá, ai trả giá cao nhất so với giá khởi điểm mà người bán đặt thì được mua. Bán đấu giá có hai loại:
  • Bán đấu giá tự nguyện: được tiến hành theo ý muốn của người sở hữu tài sản.
  • Bán đấu giá bắt buộc: được tiến hành khi người sở hữu tài sản bị phá sản hay vỡ nợ.

Nguyên tắc bán đấu giá quyền sử dụng đất

Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 117 Luật Đất đai 2013:
  • Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
  • Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.


Khi nào đất bị bán đấu giá?


Trong lĩnh vực đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng trong hai trường hợp:

Thứ nhất, đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước tiến hành các hoạt động giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao, cho thuê đất được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013:
  • Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
  • Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
  • Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
  • Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
  • Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thứ hai, đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người sử dụng đất, được xem như một biện pháp để thi hành án, xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ.

Lợi ích của việc bán đấu giá đất

Giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất khắc phục những hạn chế của việc giao đất, cho thuê đất theo cơ chế xin -cho, tránh tình trạng đặc quyền, đặc lợi trong hoặt động phân phối đất đai thông qua việc lựa chọn người sử dụng đất một cách công khai dựa trên năng lực tài chính của họ và tiền thu được từ đấu giá sẽ được điều phối cho các lợi ích chung của cộng đồng. Ngoài ra, vì việc lựa chọn đối tượng giao đất, cho thuê đất trong trường hợp này là dựa trên tiêu chí ai là người trả giá tiền cao nhất nên sẽ giúp Nhà nước tăng thu ngân sách. Đồng thời kéo ngắn được khoảng cách giữa giá đất do Nhà nước quy định và giá đất thực tế trên thị trường. Chính vì những ưu điểm đó mà các trường hợp tiến hành giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng được pháp luật quy định hết sức rộng rãi.