Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Chồng vay tiền rồi bỏ đi, vợ có cần trả thay không?


Tài sản và khoản nợ được tạo ra trong thời kì  hôn nhân phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ đều được xem là khoản nợ chung của hai người. Pháp luật Việt Nam quy định rõ các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản giữa vợ và chồng. Vậy, nếu người chồng vay tiền rồi bỏ đi, người vợ có nghĩa vụ phải trả thay hay không? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.


chồng- vay-tiền-rồi-bỏ-đi-vợ-có-cần-trả-thay-không



Những quy định chung về hợp đồng vay tiền.
Hợp đồng vay tiền chưa được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào, vì vậy nó được xem như là hợp đồng vay tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và các vấn đề pháp lý liên quan sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 theo quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng vay tài sản.
Căn cứ tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự, vì vậy chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:
  •         Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •         Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  •         Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

chồng-vay-tiền-rồi-bỏ-đi-vợ-có-phải-trả-thay-không


Nghĩa vụ chung và riêng về tài sản giữa vợ, chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định các trường hợp khi nào vợ, chồng có nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng đối với tài sản. Cụ thể:
Điều 37 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:
  •         Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  •         Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  •         Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  •         Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  •         Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  •         Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

 Điều 45 về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng:
  •        Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  •         Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 điều 37 của Luật này;
  •        Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ,chồng.

Những quy định trên chỉ ra rẳng đối với những nghĩa vụ phát sinh do mục đích hướng đến sự phát triển của gia đình, cho những lợi ích chung thì vợ chồng có nghĩa vụ chung đối với tài sản. Tuy nhiên, với các nghĩa vụ mà được hình thành từ những lợi ích riêng, hay những hành vi không liên quan đến mục tiêu chung của gia đình thì nghĩa vụ của ai người đó tự chịu.



Vợ có phải trả tiền thay khi chồng vay tiền rồi bỏ đi không?
Từ những quy định nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng nói trên thì đối với vấn đề khi chồng vay tiền rồi bỏ đi, người vợ có thể có nghĩa vụ trả thay hoặc không tùy vào từng trường hợp:
Vợ phải trả tiền thay cho chổng nếu hợp đồng vay tiền được xác lập phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản thuộc một các trường hợp sau:
  •         Vợ và chồng cùng thỏa thuận xác lập hợp đồng vay tiền đó.
  •       Chồng xác lập hợp đồng vay tiền với mục đích phục vụ cho nhu cầu thiếu yếu của gia đình như nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình, học tập của con cái,…

Vợ không phải trả tiền thay nếu hợp đồng vay tiền đó không phát sinh nghĩa vụ trả nợ chung, thuộc nghĩa vụ riêng về tài sản của chồng và người chồng phải tự trả đối với trường hợp sau:
  •         Vợ không biết hoặc không có thỏa thuận về việc xác lập hợp đồng vay tiền và chứng minh được việc vay tiền của chồng nhằm mục đích khác với việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi về vấn đề : “Chồng vay tiền rồi bỏ đi, vợ có cần trả thay không?”. Nếu Quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần hỗ trợ bất cứ dịch vụ pháp lý nào, xin vui lòng gọi ngay hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét