Nhà
sổ chung là tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng
đất. Theo đó việc thực hiện quyền chuyển nhượng của một bên có quyền đối với
tài sản đó sẽ chịu sự chi phối, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp
luật, nhằm tạo sự ổn định, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có quyền khác. Tuy
nhiên cũng chính vì vậy, các chủ thế cần phải nắm rõ các đặc tính quan trọng
trên nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra trong quá trình trước và sau khi giao dịch.
Quy
định chung.
Theo quy định pháp luật,
hình thức xác lập quyền sỏ hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên công nhận dưới 2
hình thức bao gồm Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất riêng cho một chủ sở hữu và
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều chủ sở hữu (sổ chung).
Theo đó việc cấp sổ chung
sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cấp trong một số trường hợp nhất định:
Thứ
nhất, Đối với nhà sổ chung. Nhà
sổ chung là nhà không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt. Vấn đề này xuất hiện
khi một miếng đất có thể xây nhiều căn nhà nhưng theo quy định pháp luật thì mỗi
căn nhà không đáp ứng đủ điều kiện để tách thửa, tách sổ. Chẳng hạn theo Quyết
định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiều được tách thửa của UBND TP Hồ
Chí Minh là 50 m2, với chiều rộng tối thiều là 4m, do vậy đối với
các căn nhà không đáp ứng điều kiện tách thửa, tách sổ như trên thì họ sẽ không
có sổ riêng biệt.
Thứ
hai, đối với hộ gia đình. Hộ
gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền
sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Nhưng lưu ý, cần phân biệt
giữa việc quy định hộ gia đình trong sổ hộ khẩu không đồng nhất với hộ gia đình
sử dụng đất. Theo đó những chủ thể được xem là có chung quyền sử dụng đất khi
đáp ứng các điều kiện nhất định
·
Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
·
Đang sống chung và có quyền sử dụng đất
chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, đối với trường hợp con sinh ra sau
thời điểm Nhà nước giao, cho thuê đất thì sẽ không có chung quyền sử dụng đất.
Điều
kiện chuyển nhượng, mua bán đối tượng thuộc “nhà sổ chung”
Theo quy định pháp luật,
việc định đoạt tài sản thuộc tài sản chung phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất
định.
Thứ nhất, việc định đoạt
đối với tài sản chung thì phải có sự đồng ý, thỏa thuận của tất cả các đồng sở
hữu còn lại. Trong trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ
sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc ưu
tiên, trong trường hợp mua bán nhà thuộc sở hữu chung, các chủ sở hữu chung được
quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho
người khác.
Trường hợp chủ sở hữu
chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền
ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán
phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua
thì phần quyền đó được bán. cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên
mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Rủi
ro cần chú ý khi đối tượng chuyển nhượng
qua hình thức sở hữu chung có thể dẫn đến một số rủi ro,
trở ngại nhất định nếu người mua không tìm hiểu kĩ.
Thứ nhất, tại khâu giao kết
hợp đồng, người mua cần chú ý việc xác định người bán có thực sự đủ điều kiện
trong việc nhận đầy đủ các chấp thuận cần thiết hay chưa. Bởi lẽ trên thực tế,
người “nắm cán” đa phần luôn muốn việc chuyển nhượng nhanh chóng thuận tiên nên
bỏ qua quy định pháp luật dẫn đến người mua thành bên “nắm lưỡi”, sau khi chuyển
giao xong thì trở thanh bên bị kiện, bên người có quyền nghĩa vụ liên quan đối
với những tranh chấp không đáng có.
Thứ hai, khâu kiểm tra
tài sản có được chuyển nhượng hay không? Kiểm thế chấp ở đâu? Có thuộc diện quy
hoạch không? Các vấn đề này thường người mua thường bỏ hay do hạn chế kiếm thức
pháp luật. Bởi lẽ đây là tài sản thuộc sở hữu chung nên việc xác định các thông
số như diện tích, thông tin các đồng sở hữu,… càng trở nên rất quan trọng và
không thể bỏ qua trong quá trình tiền hợp đồng – khi các bên trao đổi các thông
tin với nhau.
Thứ ba, khi hoàn tất các
thủ tục giao dịch, các bên cần đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng
vê việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, ghi rõ các thông số thực tế. Vì ngôi
nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng
mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng
làm chứng cứ trong xét xử.
Thứ tư, trong quá trình sở
hữu tài sản trên, nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho bên khác, thì chủ sở hữu
cũng cần chú ý việc phải đáp ứng các điều kiện về thông báo, ưu tiên. Trên thực
tế, việc thực hiện các điều kiện đó luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong
trường hợp các đồng chủ sở hữu không cùng ở một địa bàn, địa phương.
Trên đây là toàn bộ các
quan điểm về “Mua bán nhà sổ chung” . Trường hợp quý khách hàng
có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng
gọi ngay hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét