Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Thủ tục đối thoại khi công ty có đình công

Hiện nay, thủ tục đối thoại khi công ty có đình công ít được quan tâm trong nội bộ doanh nghiệp,vì vậy khi xảy ra tranh chấp, các chủ doanh nghiệp thường lúng túng giải quyết vấn đề. Hiểu được khó khăn này, chúng tôi sẽ trình bày các quy định về đối thoại cho doanh nghiệp, đặc biệt làm rõ vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

huong dan thu tuc doi thoai hien nay van it duoc chu y toi
Thủ tục đối thoại hiện nay vẫn ít được chú ý tới

Thành phần tham dự

Thành phần tham dự

  • Thành viên công đoàn cơ sở (CĐCS);
  • Đại diện NSDLĐ (NSDLĐ), và
  • Đại diện người lao động (NLĐ)

Số lượng người tham dự do công đoàn cơ sở và NSDLĐ quyết định, nhưng phải đảm bảo mỗi bên có ít nhất 03 thành viên.

Hiện chưa có quy định cụ thể về số lượng thành viên tham gia đối thoại. Vì vậy, Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, ban hành kèm theo Công văn số 114/LĐLĐ ban hành ngày 07/03/2019).

Tiêu chuẩn để trở thành thành viên đại diện cho người lao động hoặc công đoàn cơ sở tham gia đối thoại:

  • Do ban chấp hành CĐCS hoặc đại diện NLĐ quyết định;
  • Đại diện NLĐ phải là những người am hiểu pháp luật lao động, công đoàn, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tình hình lao động, và
  • Có khả năng thuyết phục và được NLĐ tín nhiệm.   

Nội dung cuộc đối thoại

huong dan mau bien ban hoi nghi doi thoai tai noi lam viec
Mẫu biên bản hội nghị đối thoại tại nơi làm việc

Nội dung cuộc đối thoại (Điều 64 BLLĐ 2012)

  1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.
  2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  3. Điều kiện làm việc.
  4. Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ.
  5. Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động.
  6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Đối thoại định kỳ

  • Tiến hành đối thoại được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. (khoản 1 Điều 65 BLLĐ 2012).
  • Quy trình thực hiện như sau: (tham khảo Mẫu Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, ban hành kèm theo Công văn số 114/LĐLĐ ban hành ngày 07/03/2019 của Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội)
  1. Chuẩn bị đối thoại
  2. Tổ chức lấy ý kiến của NLĐ về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định hình thức đối thoại
  3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định lựa chọn nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên
  4. Gửi bản đề xuất nội dung đối thoại đến NSDLĐ đảm bảo tiến độ. Xem xét các ý kiến được người sử dụng lao động chấp thuận và chưa chấp thuận.
  5. Đối với nội dung yêu cầu đối thoại của NSDLĐ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở chủ động gặp NSDLĐ, trao đổi để thống nhất các nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng, thành phần tham gia đối thoại… của mỗi bên và công khai cho tập thể NLĐ được biết.
  6. Chủ tịch công đoàn cơ sở họp các thành viên, phân công công việc và chuẩn bị các ý kiến phản biện.
  7. Tiến hành cuộc đối thoại
  8. Tham gia phân công người viết biên bản cuộc đối thoại, đáp ứng yêu cầu đề ra.
  9. Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trình bày nội dung đối thoại cần thiết phải đưa ra đối thoại để giải quyết.
  10. Trường hợp phát sinh những nội dung mới, những vấn đề ngoài nội dung đã chuẩn bị đối thoại thì đề nghị NSDLĐ cho hội ý, trao đổi nội bộ hoặc tạm ngừng đối thoại để thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp.
  11. Ngay sau khi cuộc đối thoại kết thúc, các thành viên đại diện các bên hoàn thiện biên bản đối thoại, có kết luận về từng nội dung cụ thể, đồng thời đề xuất hướng giải quyết các nội dung chưa đạt kết quả trong cuộc đối thoại.
  • Thông báo kết quả đối thoại
  • Trong thời gian 24 giờ kể từ khi các cuộc đối thoại kết thúc, công đoàn cơ sở thông báo cho NLĐ kết quả đối thoại.
  • Trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 48 giờ kể từ khi cuộc đối thoại kết thúc,

Đối thoại theo yêu cầu của một bên

cong doan co so co vai tro quan trong trong doi thoai va hoa giai
Công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong đối thoại và hòa giải

Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại bằng văn bản, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại.

Theo yêu cầu của người lao động hoặc công đoàn

Khi NLĐ, tập thể NLĐ yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện đối thoại với NSDLĐ, công đoàn cơ sở phải:

  • Tập hợp ý kiến từ các bộ phận, phòng ban tại doanh nghiệp những vấn đề là nguyên nhân gây ra bức xúc của NLĐ;
  • Trên có sở lắng nghe, nắm bắt thông tư, nguyện vọng của NLĐ, BCH Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất việc lắng nghe
  • Thông báo cho các bên về nội dung đối thoại trong thời gian sớm nhất

Theo yêu cầu của người sử dụng lao động

Sau khi tiếp nhận yêu cầu đối thoại, công đoàn cơ sở phải:

– Tổ chức họp, bàn bạc, thống nhất nội dung, quy trình, thành viên tham gia;

– Nghiên cứu, phân tích các nội dung đưa ra đối thoại, chuẩn bị lập luận, đảm bảo những ý kiến đưa ra trong cuộc đối thoại có hiệu quả, thuyết phục, bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ.

Quy trình, thủ tục, thời gian trả lời nội dung đối thoại thực hiện như đối với các cuộc đối thoại theo yêu cầu từ phía NLĐ hoặc công đoàn cơ sở nêu trên.

Lưu ý:

Với những nội dung, vấn đề đưa ra đối thoại chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu,

  • Công đoàn cơ sở gửi kiến nghị đến NSDLĐ nhằm xử lý trong các kỳ đối thoại kế tiếp, hoặc
  • Tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp lao động như: Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, Trọng tài lao động giải quyết (điểm a và b khoản 2 Điều 204 BLLĐ 2012),
  •  Hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 3 Điều 205 BLLĐ 2012).

Qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định liên quan đến thủ tục đối thoại khi công ty có đình công. Nếu Quý khách vẫn còn vấn đề băn khoăn liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Thủ tục đối thoại khi công ty có đình công
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



August 04, 2020 at 10:00AM

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu

Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu hiện được nhiều doanh nghiệp quan tâm, một phần do những dịch bệnh corona và tình hình kinh tế suy thoái. Mấu chốt là làm sao giải quyết thôi việc cho người lao động đúng luật. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý bạn đọc trình tự, thủ tục tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động.

hien nau thu tuc cat giam nhan su thu hut su quan tam cua nhieu doanh nghiep
Thủ tục cắt giảm nhân sự thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Thế nào là cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu được định nghĩa là:

Lý do thay đổi cơ cấu hoặc kinh tế được hiểu là

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

nguoi lao dong phai bao truoc cho nguoi lao dong truoc khi cham dut hop dong lao dong
Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng

Để tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ), người lao động có nghĩa vụ:

  • Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng người lao động theo Điều 46 BLLĐ 2012;
  • Nếu có chỗ làm mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng;
  • Trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật này, nếu không thể sắp xếp việc làm mới cho người lao động;
  • Trả trợ cấp mất việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ (theo quy định tại Điều 49 Bộ luật này).

Bên cạnh đó, còn phải thực hiện: Báo cáo thay đổi lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, Trả sổ BHXH cho người lao động v.v.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Bị công ty cho nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, bạn cần làm gì

Thủ tục

Có thể bạn quan tâm:

>>>> Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Corona đúng luật

>>>> Trình tự chấm dứt hợp đồng, tạm  hoãn  hợp đồng đúng luật

can phai thong bao den so lao dong thuong binh va xa hoi khi chu so huu cho nguoi lao dong nghi viec
Chủ sử dụng lao động phải thông báo cho Sở lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh

Để tiến hành sa thải người lao động, doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:

  1. Xây dựng phương án sử dụng người lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở
  2. Trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc với người sử dụng lao động
  3. Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (đối với trường hợp có 02 lao động trở lên). Quý khách có thể sử dụng mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH để thông báo.

Nội dung báo cáo (khoản 4 Điều 13 Nghị định 05/2015, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP):

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
  • Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;
  • Lý do người lao động thôi việc;
  • Thời điểm người lao động thôi việc;
  • Số tiền phải chi trả trợ cấp mất việc làm.

Thời gian báo cáo  trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. (khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP)

  • Trả trợ cấp mất việc cho người lao động.
  • Việc chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động đã làm việc từ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Thời gian chi trả:

Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (điểm c khoản 5 Điều 14 Nghị định này).

Mức hưởng

Cách tính được hướng dẫn cụ thể tại Điều 49 BLLĐ 2012 và khoản 6 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP), theo đó:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

(điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định này)

  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục lao động cần tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



August 03, 2020 at 01:00PM

Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động

Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động là quy định không hề mới, nhưng vẫn gây không ít sự bối rối cho chủ doanh nghiệp lẫn người lao động mỗi khi có sự cố xảy ra. Đó là vì những thay đổi liên tục về chính sách và quy định pháp luật trong thời gian gần đây. Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho Quý khách hàng thông tin đáng chú ý.

nguoi su dung lao dong phai co trach nhiem thanh toan toan bo chi phi diue tri cho nguoi bi tai nan lao dong
Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí điều trị cho người bị tai nạn lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (Luật ATVSLĐ 2015), chủ sử dụng lao động có trách nhiệm:

  1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động (TNLĐ) và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị tai nạn lao động;
  2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:
  3. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% theo khoản 2 Điều này.
  5. Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
  6. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  7. Bồi thường cho NLĐ bị tai nạn mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra (chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau)

Điều kiện hưởng và cách tính bảo hiểm tai nạn

Điều kiện

Hưởng bảo hiểm tai nạn

Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Hưởng trợ cấp

nguoi lao dong duoc huong boi thuong tai nan lao dong hoac tro cap
Người lao động được hưởng bồi thường tai nạn lao động hoặc trợ cấp

Các trường hợp sau được hưởng trợ cấp (theo khoản 5 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015), bao gồm:

  • Tai nạn do lỗi của chính NLĐ gây ra;
  • Tai nạn do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây tai nạn.

Các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động (Điều 40 Luật này):

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Cách tính

Căn cứ Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH

Hưởng bảo hiểm tai nạn

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 3 được tính như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Hưởng trợ cấp

Trường hợp hưởng trợ cấp thì tính như sau:

  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng (khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động)
  • Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
  • Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ

huong dan mau quyet dinh boi thuong tro cap cho tai nan lao dong
Mẫu Quyết định bồi thường, trợ cấp cho tai nạn lao động

Căn cứ theo Điều 57 Luật ATVSLĐ, người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị đối với trường hợp nội trú;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng y khoa;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ tai nạn lao động theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTXH, bao gồm:

  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động. (theo Phụ lục)
  • Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều này.

Thủ tục

Thủ tục giải quyết được hướng dẫn tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục hưởng trợ cấp (Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động):

  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định sức khỏe chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.
  • Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến, người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định hiện hành về thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động và trách nhiệm của các bên liên quan. Nếu Quý khách có khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời.

Bài viết nói về: Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



August 03, 2020 at 10:00AM