Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu

Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu hiện được nhiều doanh nghiệp quan tâm, một phần do những dịch bệnh corona và tình hình kinh tế suy thoái. Mấu chốt là làm sao giải quyết thôi việc cho người lao động đúng luật. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý bạn đọc trình tự, thủ tục tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động.

hien nau thu tuc cat giam nhan su thu hut su quan tam cua nhieu doanh nghiep
Thủ tục cắt giảm nhân sự thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Thế nào là cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu được định nghĩa là:

Lý do thay đổi cơ cấu hoặc kinh tế được hiểu là

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

nguoi lao dong phai bao truoc cho nguoi lao dong truoc khi cham dut hop dong lao dong
Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng

Để tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ), người lao động có nghĩa vụ:

  • Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng người lao động theo Điều 46 BLLĐ 2012;
  • Nếu có chỗ làm mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng;
  • Trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật này, nếu không thể sắp xếp việc làm mới cho người lao động;
  • Trả trợ cấp mất việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ (theo quy định tại Điều 49 Bộ luật này).

Bên cạnh đó, còn phải thực hiện: Báo cáo thay đổi lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, Trả sổ BHXH cho người lao động v.v.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Bị công ty cho nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, bạn cần làm gì

Thủ tục

Có thể bạn quan tâm:

>>>> Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Corona đúng luật

>>>> Trình tự chấm dứt hợp đồng, tạm  hoãn  hợp đồng đúng luật

can phai thong bao den so lao dong thuong binh va xa hoi khi chu so huu cho nguoi lao dong nghi viec
Chủ sử dụng lao động phải thông báo cho Sở lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh

Để tiến hành sa thải người lao động, doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:

  1. Xây dựng phương án sử dụng người lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở
  2. Trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc với người sử dụng lao động
  3. Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (đối với trường hợp có 02 lao động trở lên). Quý khách có thể sử dụng mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH để thông báo.

Nội dung báo cáo (khoản 4 Điều 13 Nghị định 05/2015, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP):

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
  • Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;
  • Lý do người lao động thôi việc;
  • Thời điểm người lao động thôi việc;
  • Số tiền phải chi trả trợ cấp mất việc làm.

Thời gian báo cáo  trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. (khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP)

  • Trả trợ cấp mất việc cho người lao động.
  • Việc chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động đã làm việc từ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Thời gian chi trả:

Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (điểm c khoản 5 Điều 14 Nghị định này).

Mức hưởng

Cách tính được hướng dẫn cụ thể tại Điều 49 BLLĐ 2012 và khoản 6 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP), theo đó:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

(điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định này)

  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục lao động cần tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động do thay đổi cơ cấu
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



August 03, 2020 at 01:00PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét