Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Thủ tục đối thoại khi công ty có đình công

Hiện nay, thủ tục đối thoại khi công ty có đình công ít được quan tâm trong nội bộ doanh nghiệp,vì vậy khi xảy ra tranh chấp, các chủ doanh nghiệp thường lúng túng giải quyết vấn đề. Hiểu được khó khăn này, chúng tôi sẽ trình bày các quy định về đối thoại cho doanh nghiệp, đặc biệt làm rõ vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

huong dan thu tuc doi thoai hien nay van it duoc chu y toi
Thủ tục đối thoại hiện nay vẫn ít được chú ý tới

Thành phần tham dự

Thành phần tham dự

  • Thành viên công đoàn cơ sở (CĐCS);
  • Đại diện NSDLĐ (NSDLĐ), và
  • Đại diện người lao động (NLĐ)

Số lượng người tham dự do công đoàn cơ sở và NSDLĐ quyết định, nhưng phải đảm bảo mỗi bên có ít nhất 03 thành viên.

Hiện chưa có quy định cụ thể về số lượng thành viên tham gia đối thoại. Vì vậy, Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, ban hành kèm theo Công văn số 114/LĐLĐ ban hành ngày 07/03/2019).

Tiêu chuẩn để trở thành thành viên đại diện cho người lao động hoặc công đoàn cơ sở tham gia đối thoại:

  • Do ban chấp hành CĐCS hoặc đại diện NLĐ quyết định;
  • Đại diện NLĐ phải là những người am hiểu pháp luật lao động, công đoàn, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tình hình lao động, và
  • Có khả năng thuyết phục và được NLĐ tín nhiệm.   

Nội dung cuộc đối thoại

huong dan mau bien ban hoi nghi doi thoai tai noi lam viec
Mẫu biên bản hội nghị đối thoại tại nơi làm việc

Nội dung cuộc đối thoại (Điều 64 BLLĐ 2012)

  1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.
  2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  3. Điều kiện làm việc.
  4. Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ.
  5. Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động.
  6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Đối thoại định kỳ

  • Tiến hành đối thoại được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. (khoản 1 Điều 65 BLLĐ 2012).
  • Quy trình thực hiện như sau: (tham khảo Mẫu Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, ban hành kèm theo Công văn số 114/LĐLĐ ban hành ngày 07/03/2019 của Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội)
  1. Chuẩn bị đối thoại
  2. Tổ chức lấy ý kiến của NLĐ về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định hình thức đối thoại
  3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định lựa chọn nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên
  4. Gửi bản đề xuất nội dung đối thoại đến NSDLĐ đảm bảo tiến độ. Xem xét các ý kiến được người sử dụng lao động chấp thuận và chưa chấp thuận.
  5. Đối với nội dung yêu cầu đối thoại của NSDLĐ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở chủ động gặp NSDLĐ, trao đổi để thống nhất các nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng, thành phần tham gia đối thoại… của mỗi bên và công khai cho tập thể NLĐ được biết.
  6. Chủ tịch công đoàn cơ sở họp các thành viên, phân công công việc và chuẩn bị các ý kiến phản biện.
  7. Tiến hành cuộc đối thoại
  8. Tham gia phân công người viết biên bản cuộc đối thoại, đáp ứng yêu cầu đề ra.
  9. Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trình bày nội dung đối thoại cần thiết phải đưa ra đối thoại để giải quyết.
  10. Trường hợp phát sinh những nội dung mới, những vấn đề ngoài nội dung đã chuẩn bị đối thoại thì đề nghị NSDLĐ cho hội ý, trao đổi nội bộ hoặc tạm ngừng đối thoại để thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp.
  11. Ngay sau khi cuộc đối thoại kết thúc, các thành viên đại diện các bên hoàn thiện biên bản đối thoại, có kết luận về từng nội dung cụ thể, đồng thời đề xuất hướng giải quyết các nội dung chưa đạt kết quả trong cuộc đối thoại.
  • Thông báo kết quả đối thoại
  • Trong thời gian 24 giờ kể từ khi các cuộc đối thoại kết thúc, công đoàn cơ sở thông báo cho NLĐ kết quả đối thoại.
  • Trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 48 giờ kể từ khi cuộc đối thoại kết thúc,

Đối thoại theo yêu cầu của một bên

cong doan co so co vai tro quan trong trong doi thoai va hoa giai
Công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong đối thoại và hòa giải

Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại bằng văn bản, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại.

Theo yêu cầu của người lao động hoặc công đoàn

Khi NLĐ, tập thể NLĐ yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện đối thoại với NSDLĐ, công đoàn cơ sở phải:

  • Tập hợp ý kiến từ các bộ phận, phòng ban tại doanh nghiệp những vấn đề là nguyên nhân gây ra bức xúc của NLĐ;
  • Trên có sở lắng nghe, nắm bắt thông tư, nguyện vọng của NLĐ, BCH Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất việc lắng nghe
  • Thông báo cho các bên về nội dung đối thoại trong thời gian sớm nhất

Theo yêu cầu của người sử dụng lao động

Sau khi tiếp nhận yêu cầu đối thoại, công đoàn cơ sở phải:

– Tổ chức họp, bàn bạc, thống nhất nội dung, quy trình, thành viên tham gia;

– Nghiên cứu, phân tích các nội dung đưa ra đối thoại, chuẩn bị lập luận, đảm bảo những ý kiến đưa ra trong cuộc đối thoại có hiệu quả, thuyết phục, bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ.

Quy trình, thủ tục, thời gian trả lời nội dung đối thoại thực hiện như đối với các cuộc đối thoại theo yêu cầu từ phía NLĐ hoặc công đoàn cơ sở nêu trên.

Lưu ý:

Với những nội dung, vấn đề đưa ra đối thoại chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu,

  • Công đoàn cơ sở gửi kiến nghị đến NSDLĐ nhằm xử lý trong các kỳ đối thoại kế tiếp, hoặc
  • Tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp lao động như: Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, Trọng tài lao động giải quyết (điểm a và b khoản 2 Điều 204 BLLĐ 2012),
  •  Hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 3 Điều 205 BLLĐ 2012).

Qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định liên quan đến thủ tục đối thoại khi công ty có đình công. Nếu Quý khách vẫn còn vấn đề băn khoăn liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Thủ tục đối thoại khi công ty có đình công
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



August 04, 2020 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét