Khi ly hôn, việc phân chia tài sản là công ty khá phức tạp bởi liên quan đến nhiều
quy định pháp luật khác nhau. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết
để hiểu rõ hơn về quy định chia tài sản
trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng cũng như trình tự thủ tục cần thiết
Phân
chia tài sản chung trong hôn nhân
Quy
định về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
·
Tài sản chung của vợ chồng
theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 gồm:
·
Tài sản do vợ, chồng tạo
ra
·
Thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
·
Tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận
là tài sản chung.
·
Quyền sử dụng đất mà vợ,
chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ
hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng.
·
Tài sản chung của vợ chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chung của vợ chồng.
·
Trong trường hợp không có
căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của
mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo quy tại Điều 25 Luật HNGĐ 2014 thì
trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia
quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh
đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Công ty chung của vợ chồng là tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân khi cả hai vợ chồng cùng góp vốn thành lập công
ty, góp tài sản đầu tư vào công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, cùng
nhau sở hữu cổ phần, cùng là cổ đông trong công ty,…
Hoặc trường hợp, vợ hoặc chồng sử dụng tài
sản chung để thành lập Công ty TNHH một thành viên mà người đó là chủ sở hữu;
góp vốn kinh doanh với cá nhân để kinh doanh, góp vốn vào 1 doanh nghiệp theo
hình thức mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đó; mua cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán hoặc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để tham gia hoạt
động kinh doanh khác. Tùy thuộc vào từng loại hình công ty mà có các quy định
riêng về cơ chế thành lập, quản lý, điều hành công ty.
Giải
quyết tranh chấp về công ty chung của vợ, chồng khi ly hôn
Giải
quyết tranh chấp về công ty chung
Tranh chấp về công ty chung khi hai vợ chồng
ly hôn, thông thường có hai dạng như sau:
·
Thứ nhất, tranh chấp về
quyền quản lý, điều hành công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu chung, quyền
biểu quyết trong công ty.
·
Thứ hai, tranh chấp về
quyền tài sản, nghĩa vụ của công ty, tranh chấp về phần lợi tức phát sinh trong
quá trình kinh doanh, về việc chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ của công ty
theo phần vốn đã góp vào công ty.
Theo quy định tại Điều 64 Luật HNGĐ 2014
thì vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung
có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản
mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Theo
đó, trong những trường hợp trên, người đang đứng tên kinh doanh, góp vốn có quyền
nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được
hưởng. Đối với việc hai vợ chồng cùng là cổ đông, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ
phần trong một doanh nghiệp thì tài sản này là tài sản chung. Tuy vậy, việc
chia tài sản là phần vốn góp, cổ phần phải áp dụng cả Luật HNGĐ và Luật Doanh
nghiệp.
Theo quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014
thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
·
Hoàn cảnh của gia đình và
của vợ, chồng;
·
Công sức đóng góp của vợ,
chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của
vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
·
Bảo vệ lợi ích chính đáng
của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện
tiếp tục lao động tạo thu nhập;
·
Lỗi của mỗi bên trong vi
phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Công sức đóng góp của vợ, chồng trong quá
trình thành lập, xây dựng và phát triển công ty chung, cũng như bảo vệ cho lợi
ích chính đáng của các bên trong quản lý, kiểm soát, phát triển công ty có ý
nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với tiềm năng của công ty, lợi ích cho xã hội,
lợi ích của người lao động. Các quy định về công ty được điều chỉnh bởi Luật
Doanh nghiệp hiện hành. Như vậy, các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng
với số cổ phần mình sở hữu. Phải nói thêm, cổ phần trong doanh nghiệp không chỉ
có giá trị là tài sản hữu hình mà còn có giá trị đối với phần tài sản vô hình
(thương hiệu, lợi thế thương mại…). Luật Doanh nghiệp không có quy định về trường
hợp bị thôi, bị tước tư cách cổ đông do phán quyết chia tài sản của vợ chồng
trong vụ án hôn nhân gia đình. Việc chuyển dịch cổ phần của người này sang cho
người kia chỉ được thực hiện thông qua tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế hoặc
quyền mua cổ phần phát hành.
Thủ
tục tố tụng và quy trình giải quyết tranh chấp công ty chung khi ly hôn?
1. Nhà
nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly
hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ
sở.
2. Sau
khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự theo quy định tại Chương XIII của Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 (BLTTDS 2015).
3. Trong
trường hợp không thể hòa giải được và hai bên vẫn kiên quyết yêu cầu Tòa án giải
quyết thì họ có quyền nộp Đơn khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu về vấn đề phân
chia công ty chung.
4. Trong
trường hợp này, theo quy định tại Khoản 1 Điều 28, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm
a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi hai vợ chồng cư trú.
5. Ngoài
ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 BLTTDS 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự
mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án
nhân dân cấp huyện.
Quy
trình giải quyết
LƯU Ý: Khi có Đơn khởi kiện về tranh chấp
công ty chung khi ly hôn, bên nộp đơn cần lưu ý đến vấn đề nộp tiền Tạm ứng án
phí để đáp ứng điều kiện Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án. Theo quy định tại Khoản
1 Điều 146 BLTTDS 2015, thì nguyên đơn (người khởi kiện) là người có nghĩa vụ nộp
tiền Tạm ứng án phí. Tranh chấp công ty chung là tranh chấp tài sản có giá trị
thành tiền được, vì vậy cần tạm tính giá trị yêu cầu chia để tạm tính án phí phải
nộp cho Tòa án (tiền Tạm ứng án phí). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự
không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng
án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự
sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do
đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ
thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của
chúng tôi về chủ đề Tranh chấp công ty chung khi ly hôn. Nếu có thắc mắc về vấn
đề trên hoặc Qúy khách hàng muốn được luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!
Điện thoại di động: 038 657 9303
Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: lsdothanhlam@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét