Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con là chủ đề quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi đã ly hôn và muốn là người TRỰC TIẾP nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của mình. Tuy nhiên, để dành lại được quyền nuôi con từ người chồng cũ, vợ cũ thì cần đáp ứng một số điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo pháp luật hiện hành.

tư vấn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Sau ly hôn ai có quyền nuôi con?

Về nguyên tắc, việc nuôi con sau ly hôn do vợ và chồng tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi người này có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Tuy nhiên, đối với con 36 tháng tuổi người mẹ sẽ được trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

điều kiện để thay đổi người nuôi con

Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi được thực hiện khi có một trong căn cứ:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thẩm quyền Tòa án giải quyết vụ việc

Căn cứ theo Điểm i Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi một bên vợ hoặc chồng thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.

>>>Xem thêm : THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con cần có những tài liệu, chứng cứ sau đây:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Luật sư tư vấn trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

luật sư tư vấn việc thay đổi người nuôi dưỡng con

Luật sư tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tranh chấp trong ly hôn và hậu ly hôn luôn là những tranh chấp hết sức nhạy cảm và tế nhị. Đặc biệt đối với tranh chấp quyền nuôi con lại càng cần cẩn trọng vì những quyết định của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cũng như sự phát triển của người con.

Thấu hiểu được những băn khoăn đó của những người làm cha, làm mẹ Luật sư tại Long Phan PMT chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những hướng xử lý phù hợp nhất. Chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ pháp lý cụ thể để giải quyết các vấn đề quý vị đang gặp phải như:

  • Tư vấn hướng giải quyết trong tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Đại diện tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành. Nếu quý bạn đọc con bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về ly hôn và hậu ly hôn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.



December 24, 2020 at 10:35PM

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không? Đây còn là vướng mắc của nhiều người. Trước hết, sổ tiết kiệm là một nguồn tài sản tích lũy mang tính lâu dài, là CĂN CỨ CHỨNG MINH số tiền gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà người gửi được hưởng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề khi nào chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên và cách thức để thực hiện việc rút tiền.

rút tiền sổ tiết kiệm

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Quy định về việc đứng tên sổ tiết kiệm

Theo khoản 3, khoản 4 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm được ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2011/TT-NHNN):

  • Người đứng tên trên sổ tiết kiệm cũng như thẻ tiết kiệm của mình là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm.
  • Nếu có hai cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ/sổ tiết kiệm thì sẽ được xem như là đồng sở hữu tiền tiết kiệm.

Điều kiện để chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Khi rút tiền tiết kiệm thì cần nhiều giấy tờ và thủ tục, đặc biệt là khi rút sổ tiết kiệm không chính chủ. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Câu trả lời là CÓ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Hai vợ chồng cùng đứng tên một sổ tiết kiệm.
  • Vợ làm văn bản uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm.

Trong trường hợp vợ đứng tên sổ tiết kiệm, cần xác định rõ số tiền gửi vào sổ tiết kiệm được hình thành như thế nào?

  • Nếu số tiền này được gửi tiết kiệm trước thời kỳ hôn nhân hoặc được người thân tặng cho, để lại thừa kế cho người vợ thì trong trường hợp này số tiền tiết kiệm là tài sản riêng của vợ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nếu trong trường hợp vợ chồng bạn có tranh chấp về phần tài sản này khi ly hôn mà người vợ không có bằng chứng chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì số tiền này sẽ được mặc định là tài sản chung của cả hai vợ chồng.

  • Nếu số tiền này là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa hai vợ chồng thì dù người vợ đứng tên một mình trên sổ thì đây cũng được coi là tài sản chung theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi đó, theo nguyên tắc phân chia tài sản thì sẽ chia đôi, có tính đến một số yếu tố khác.

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn

Cách thức rút tiền

rút tiền tiết kiệm theo thừa kế hoặc theo ủy quyền

Cách thức rút tiền

Rút tiền theo quyền thừa kế

Nếu người vợ đột ngột qua đời phải có di chúc ghi rõ để lại sổ tiết kiệm để lại cho chồng thì người chồng mới được rút tiền trong sổ tiết kiệm vợ đứng tên.

Những giấy tờ cần thiết để được rút tiền:

  • Sổ tiết kiệm của vợ.
  • CMND/ Căn cước/ Hộ chiếu của chồng.
  • Nếu có người khác đồng thừa kế thì phải có giấy uỷ quyền của các đồng thừa kế khác cho người chồng đến ngân hàng rút tiền.
  • Giấy chứng tử của vợ hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố 1 người đã chết.
  • Di chúc của người vợ để lại (di chúc là bản chính, nếu là bản sao phải có công chứng của cơ quan có thẩm quyền là hợp pháp).

Nếu người vợ đột ngột qua đời nhưng không để lại di chúc thì để rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, người chồng cần có giấy tờ chứng minh quyết định phân chia tài sản thừa kế (hoặc văn bản thoả thuận phân chia tài sản của những người thừa kế hợp pháp và có chữ ký của những người thừa kế hợp pháp và được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế tiền gửi tiết kiệm

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Vì lý do sức khoẻ, công việc hay vì bất kỳ lý do gì mà người vợ không thể đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm, người vợ có thể ỦY QUYỀN cho chồng rút tiền sổ tiết kiệm do vợ đứng tên. Việc uỷ quyền phải được thể hiện qua văn bản theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy uỷ quyền rút tiền tiết kiệm do ngân hàng nơi có khoản tiết kiệm của người vợ cấp hoặc giấy uỷ quyền theo mẫu của địa phương, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Những giấy tờ cần thiết để rút tiền:

  • Giấy uỷ quyền,
  • CMND/ Hộ chiếu của chồng.
  • Phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm (do nhân viên của ngân hàng cung cấp).

tư vấn rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Luật sư tư vấn về trường hợp chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Với tiêu chí “Tận tâm – Hiệu quả  – Uy tín”,  Công ty Luật Long Phan PMT cam kết làm hài lòng quý khách hàng thông qua việc giải quyết những vướng mắc pháp lý về việc chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, cụ thể như sau:

  • Luật sư giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý khi chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên.
  • Trực tiếp hướng dẫn soạn thảo các giấy tờ cần thiết.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết để tiến hành để rút tiền.
  • Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh.
  • Tham gia tố tụng và đại diện cho khách hàng trong các trường hợp cần thiết.

Trên đây là nội dung bài viết giải đáp về vấn đề điều kiện để chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, cũng như các thủ tục để thực hiện việc rút tiền. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng còn vướng mắc,  cần hỗ trợ, xin đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí. Xin cảm ơn.



December 19, 2020 at 01:14PM

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Hướng xử lý thuận tình ly hôn nhưng tranh chấp quyền nuôi con

Thuận tình ly hôn nhưng tranh chấp quyền nuôi con thì phải xử lý như thế nào khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không còn hạnh phúc dẫn đến việc ly hôn thuận tình nhưng không thể thỏa thuận việc QUYỀN NUÔI CON của các bên. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra hướng giải quyết về tranh chấp quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn.

tranh chấp nuôi con khi cha mẹ ly hôn

Tranh chấp quyền nuôi con.

Thuận tình ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Trong trường hợp thuận tình ly hôn phải có sự tự nguyện ly hôn và sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

thuận tình ly hôn thì ai được nuôi con

Quyền nuôi con thuộc về ai?

Ly hôn khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì có được xem là thuận tình?

Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình quy định về thuận tình ly hôn như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, xét thấy hai bên tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận là thuận tình ly hôn.

Nhưng nếu việc thuận tình ly hôn này không thỏa thuận được một trong các vấn đề nêu trên thì Tòa án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn, mà Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn này.

Như vậy, khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì không được xem là thuận tình ly hôn.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Khởi Kiện Đòi Lại Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Hồ sơ cần thiết để thực hiện tranh chấp quyền nuôi con.

Hồ sơ để thực hiện tranh chấp quyền nuôi con bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Đơn khởi kiện;
  • Đơn tranh chấp “giành quyền” nuôi dưỡng con;
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao hộ khẩu thường trú của nguyên đơn và bị đơn;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
  • Bản sao giấy khai sinh của các con.

>> Xem thêm: Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Lại Quyền Nuôi Con

Quy trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.

  • Nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú.
  • Khi nhận đủ hồ sơ Tòa án nhân dân sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Sau đó đi nộp tạm ứng án phải và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí về cho Tòa án.
  • Sau khi nộp hồ sơ và biên lai đóng tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ thụ vụ án và giải quyết vụ án.
  • Đợi phán quyết của Toà án.

Vai trò của luật sư giải quyết quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn

luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Dịch vụ luật sư tư vấn miễn phí.

  • Soạn thảo văn bản cần thiết trong việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
  • Hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
  • Tham gia giải quyết tranh chấp quyền nuôi con với tư cách là người đại diện đương sự.
  • Tham gia giải quyết tranh chấp quyền nuôi con với tư các là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Trên đây là bài viết về hướng dẫn xử lý thuận tình ly hôn nhưng có tranh chấp về quyền nuôi con. Quý bạn đọc có thắc mắc gì về việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.36.36.87 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí. Xin cảm ơn.



December 02, 2020 at 01:19PM

Vợ nhận tài sản thừa kế khi ly hôn chồng có được hưởng không?

Vợ nhận tài sản thừa kế khi ly hôn chồng là câu hỏi được đặt ra khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không còn hạnh phúc dẫn đến việc ly hôn, mà lúc này vợ nhận được TÀI SẢN THỪA KẾ. Vậy tài sản lúc này vợ nhận được thì được coi là tài sản chung và là tài sản thừa kế sau ly hôn không? Chồng CÓ ĐƯỢC HƯỞNG phần tài sản thừa kế này hay không? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết thêm về thông tin này.

vợ có được hưởng thừa kế khi ly hôn

Tài sản thừa kế khi ly hôn.

Thế nào là tài sản thừa kế?

Tài sản thừa kế là tài sản mà người nhận được tài sản thừa kế thông qua việc chuyển giao tài sản của một người sau khi người đó chết để lại cho người nhận được tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng?

Tài sản chung của vợ, chồng

Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, nếu tài sản thừa kế mà vợ nhận được khi ly hôn là tài sản chung thì chồng vẫn được hưởng tài sản thừa kế đó khi chia tài sản ly hôn. Trừ trường hợp khác mà luật có quy định.

Tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ Điều 43 Luật hôn và nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, nếu chứng minh được tài sản thừa kế của vợ khi ly hôn là tài sản riêng của vợ thì chồng không được hưởng phần tài sản thừa kế này khi chia tài sản ly hôn. Trừ trường hợp khác mà luật có quy định.

>>Xem thêm: Cách Chứng Minh Tài Sản Riêng Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn

Nguyên tắc phân chia tài sản thừa kế sau ly hôn

phân chia tài sản thừa kế sau ly hôn của vợ và chồng

Chia tài sản sau ly hôn.

Căn cứ theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng sau ly hôn như sau:

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
  2. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định pháp luật.
  3. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  2. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
  3. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

>> Xem thêm: Tòa Án Phân Chia Tài Sản Chung Trong Vụ Án Ly Hôn Như Thế

Vai trò của luật sư khi giải quyết chia tài sản thừa kế khi ly hôn

nhờ luật sư giải quyết chia tài sản thừa kế sau ly hôn

Dịch vụ luật sư tư vấn miễn phí.

  • Soạn thảo văn bản cần thiết trong việc giải quyết chia tài sản thừa kế sau ly hôn.
  • Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến giải quyết chia tài sản thừa kế sau ly hôn.
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết chia tài sản thừa kế sau ly hôn.
  • Tham gia giải quyết chia tài sản thừa kế sau ly hôn với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Chung Sau Ly Hôn

Trên đây là bài viết về vợ nhận tài sản thừa kế khi ly hôn chồng có được hưởng không? Quý bạn đọc có thắc mắc gì về việc chia tài sản sau ly hôn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.36.36.87 hoặc tư vấn luật hôn nhân và gia đình miễn phí.



December 02, 2020 at 10:46AM