Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không? Đây còn là vướng mắc của nhiều người. Trước hết, sổ tiết kiệm là một nguồn tài sản tích lũy mang tính lâu dài, là CĂN CỨ CHỨNG MINH số tiền gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà người gửi được hưởng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề khi nào chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên và cách thức để thực hiện việc rút tiền.

rút tiền sổ tiết kiệm

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Quy định về việc đứng tên sổ tiết kiệm

Theo khoản 3, khoản 4 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm được ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2011/TT-NHNN):

  • Người đứng tên trên sổ tiết kiệm cũng như thẻ tiết kiệm của mình là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm.
  • Nếu có hai cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ/sổ tiết kiệm thì sẽ được xem như là đồng sở hữu tiền tiết kiệm.

Điều kiện để chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Khi rút tiền tiết kiệm thì cần nhiều giấy tờ và thủ tục, đặc biệt là khi rút sổ tiết kiệm không chính chủ. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Câu trả lời là CÓ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Hai vợ chồng cùng đứng tên một sổ tiết kiệm.
  • Vợ làm văn bản uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm.

Trong trường hợp vợ đứng tên sổ tiết kiệm, cần xác định rõ số tiền gửi vào sổ tiết kiệm được hình thành như thế nào?

  • Nếu số tiền này được gửi tiết kiệm trước thời kỳ hôn nhân hoặc được người thân tặng cho, để lại thừa kế cho người vợ thì trong trường hợp này số tiền tiết kiệm là tài sản riêng của vợ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nếu trong trường hợp vợ chồng bạn có tranh chấp về phần tài sản này khi ly hôn mà người vợ không có bằng chứng chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì số tiền này sẽ được mặc định là tài sản chung của cả hai vợ chồng.

  • Nếu số tiền này là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa hai vợ chồng thì dù người vợ đứng tên một mình trên sổ thì đây cũng được coi là tài sản chung theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi đó, theo nguyên tắc phân chia tài sản thì sẽ chia đôi, có tính đến một số yếu tố khác.

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn

Cách thức rút tiền

rút tiền tiết kiệm theo thừa kế hoặc theo ủy quyền

Cách thức rút tiền

Rút tiền theo quyền thừa kế

Nếu người vợ đột ngột qua đời phải có di chúc ghi rõ để lại sổ tiết kiệm để lại cho chồng thì người chồng mới được rút tiền trong sổ tiết kiệm vợ đứng tên.

Những giấy tờ cần thiết để được rút tiền:

  • Sổ tiết kiệm của vợ.
  • CMND/ Căn cước/ Hộ chiếu của chồng.
  • Nếu có người khác đồng thừa kế thì phải có giấy uỷ quyền của các đồng thừa kế khác cho người chồng đến ngân hàng rút tiền.
  • Giấy chứng tử của vợ hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố 1 người đã chết.
  • Di chúc của người vợ để lại (di chúc là bản chính, nếu là bản sao phải có công chứng của cơ quan có thẩm quyền là hợp pháp).

Nếu người vợ đột ngột qua đời nhưng không để lại di chúc thì để rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, người chồng cần có giấy tờ chứng minh quyết định phân chia tài sản thừa kế (hoặc văn bản thoả thuận phân chia tài sản của những người thừa kế hợp pháp và có chữ ký của những người thừa kế hợp pháp và được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế tiền gửi tiết kiệm

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Vì lý do sức khoẻ, công việc hay vì bất kỳ lý do gì mà người vợ không thể đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm, người vợ có thể ỦY QUYỀN cho chồng rút tiền sổ tiết kiệm do vợ đứng tên. Việc uỷ quyền phải được thể hiện qua văn bản theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy uỷ quyền rút tiền tiết kiệm do ngân hàng nơi có khoản tiết kiệm của người vợ cấp hoặc giấy uỷ quyền theo mẫu của địa phương, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Những giấy tờ cần thiết để rút tiền:

  • Giấy uỷ quyền,
  • CMND/ Hộ chiếu của chồng.
  • Phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm (do nhân viên của ngân hàng cung cấp).

tư vấn rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Luật sư tư vấn về trường hợp chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Với tiêu chí “Tận tâm – Hiệu quả  – Uy tín”,  Công ty Luật Long Phan PMT cam kết làm hài lòng quý khách hàng thông qua việc giải quyết những vướng mắc pháp lý về việc chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, cụ thể như sau:

  • Luật sư giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý khi chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên.
  • Trực tiếp hướng dẫn soạn thảo các giấy tờ cần thiết.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết để tiến hành để rút tiền.
  • Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh.
  • Tham gia tố tụng và đại diện cho khách hàng trong các trường hợp cần thiết.

Trên đây là nội dung bài viết giải đáp về vấn đề điều kiện để chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, cũng như các thủ tục để thực hiện việc rút tiền. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng còn vướng mắc,  cần hỗ trợ, xin đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí. Xin cảm ơn.



December 19, 2020 at 01:14PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét