Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con là chủ đề quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi đã ly hôn và muốn là người TRỰC TIẾP nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của mình. Tuy nhiên, để dành lại được quyền nuôi con từ người chồng cũ, vợ cũ thì cần đáp ứng một số điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo pháp luật hiện hành.

tư vấn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Sau ly hôn ai có quyền nuôi con?

Về nguyên tắc, việc nuôi con sau ly hôn do vợ và chồng tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi người này có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Tuy nhiên, đối với con 36 tháng tuổi người mẹ sẽ được trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

điều kiện để thay đổi người nuôi con

Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi được thực hiện khi có một trong căn cứ:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thẩm quyền Tòa án giải quyết vụ việc

Căn cứ theo Điểm i Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi một bên vợ hoặc chồng thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.

>>>Xem thêm : THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con cần có những tài liệu, chứng cứ sau đây:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Luật sư tư vấn trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

luật sư tư vấn việc thay đổi người nuôi dưỡng con

Luật sư tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tranh chấp trong ly hôn và hậu ly hôn luôn là những tranh chấp hết sức nhạy cảm và tế nhị. Đặc biệt đối với tranh chấp quyền nuôi con lại càng cần cẩn trọng vì những quyết định của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cũng như sự phát triển của người con.

Thấu hiểu được những băn khoăn đó của những người làm cha, làm mẹ Luật sư tại Long Phan PMT chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những hướng xử lý phù hợp nhất. Chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ pháp lý cụ thể để giải quyết các vấn đề quý vị đang gặp phải như:

  • Tư vấn hướng giải quyết trong tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Đại diện tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành. Nếu quý bạn đọc con bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về ly hôn và hậu ly hôn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.



December 24, 2020 at 10:35PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét