Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thông thường sẽ có những nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất, những khoản này được gọi là NỢ. Vậy những khoản nợ này vợ hay chồng sẽ là người có nghĩa vụ thanh toán. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những quy định của pháp luật về cách xác định nợ chung, nợ riêng thời kỳ hôn nhân và giải đáp được thắc mắc đã đặt ra.

Khoản nợ phải trả trong thời kì hôn nhân

Vợ chồng thông thường sẽ có những khoản nợ phải trả trong thời kỳ hôn nhân

Nợ chung, nợ riêng được hiểu như thế nào?

Quan hệ hôn nhân sẽ chính thức phát sinh khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn tiến tới hôn nhân và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Cùng với việc thiết lập quan hệ hôn nhân, việc đăng ký kết hôn còn làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trong đó bao gồm nghĩa vụ đối với các khoản nợ.

  • Nợ chung là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
  • Ngược lại, nợ riêng được xác định là những khoản nợ không phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc/và không được sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.

Nợ chung, nợ riêng

Trả nợ là một nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng

Cách xác định nợ trong thời kỳ hôn nhân

Các trường hợp được xem là nợ chung

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các khoản nợ phát sinh trong các trường hợp sau đây được xem là nợ chung của vợ chồng:

  • Từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Các trường hợp được xem là nợ riêng

Dựa vào các trường hợp xác định là nợ chung có thể xác định được các khoản nợ được xem là nợ riêng. Cụ thể là các khoản nợ do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau:

  • Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
  • Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Cách xác định nợ

Cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân

Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân

Thông thường, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng sẽ cùng nhau thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân không trọn vẹn dẫn đến việc phải ly hôn, các khoản nợ sẽ được chia rạch ròi cho mỗi bên có nghĩa vụ.

Thực tế, không phải chỉ trường hợp hai vợ chồng cùng thỏa thuận vay tiền thì hai vợ chồng mới cùng phải trả khoản tiền đó. Trong nhiều trường hợp, dù khoản nợ được xác lập chỉ từ ý chí một người nhưng cả hai vẫn phải cùng trả.

Nguyên tắc giải quyết nợ dựa trên nguyên tắc xác định nợ, cụ thể là:

  • Nếu khoản nợ được xác định là nợ chung thì dù xuất phát từ ý chí của một bên hay cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng cùng phải trả;
  • Nếu khoản nợ được xác định là nợ riêng thì dù là nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó phải tự trả.

Vai trò của luật sư tư vấn xác định và giải quyết nợ chung, nợ riêng

  • Tư vấn xác định các khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân cũng như các quy định khác về hôn nhân gia đình;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết ;
  • Nhận ủy quyền để thực hiện các thủ tục cần thiết hoặc tham gia tại Tòa án tranh chấp về tài sản trong hôn nhân gia đình;
  • Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại các phiên tòa…

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu quý bạn đọc các bất kỳ thắc mắc, khó khăn hay các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn!

 



January 02, 2021 at 07:40AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét