Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn

Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn là TRANH CHẤP thường gặp trong đời sống hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ các quy định của pháp luật xoay quanh các vấn đề quyền nuôi con ngoài giá thú, tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con.

giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn

Hậu quả của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Theo quy định pháp luật, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền  và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

  • Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

>>> Xem Thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Chung Vợ Chồng Không Giấy Đăng Ký Kết Hôn

Quyền và nghĩa của cha mẹ đối với con khi không có đăng ký kết hôn

Như đã được đề cập, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ giữa nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, cụ thể gồm các điều sau đây:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tranh chấp quyền nuôi con

Trường hợp cha ruột tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú

Theo khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình, người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Cha ruột muốn chứng minh quyền nuôi con ngoài giá thú là có căn cứ cần phải có chứng cứ cụ thể. Đó có thể là kết quả xét nghiệm ADN chứng minh huyết thống là cha con ruột.

Bên cạnh đó, muốn giành quyền nuôi con thì người cha phải chứng minh các điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của mình tốt hơn hẳn so với người kia.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng có thể xảy ra đối với nam nữ có con chung nhưng không đăng ký kết hôn. Theo quy định pháp luật, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

>>> Xem thêm: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN NUÔI CON

Vai trò của Luật sư trong tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú

tư vấn giải quyết quyền nuôi con

Vai trò của Luật sư trong tranh chấp quyền nuôi con

Con cái là tài sản vô giá trong cuộc đời của mỗi người làm cha làm mẹ, tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà cha mẹ buộc phải xảy ra tranh chấp để giành được quyền thiêng liêng ấy. Không chỉ vậy, quyền nuôi con của cha mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con. Do đó vai trò của một người am hiểu pháp luật đối với việc tư vấn giải quyết tranh chấp này một cách thuận lợi và nhanh chóng là điều vô cùng cần thiết.

Thấu hiểu được những băn khoăn đó của những người làm cha, làm mẹ Luật sư tại Long Phan PMT chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những hướng xử lý phù hợp nhất. Chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ pháp lý cụ thể để giải quyết các vấn đề quý vị đang gặp phải như:

  • Tư vấn hướng giải quyết trong tranh chấp quyền nuôi con;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý;
  • Đại diện tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn. Nếu quý bạn đọc con bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề quyền nuôi con hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về hôn nhân gia đình vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư hôn nhân gia đình sẽ tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.



January 11, 2021 at 01:48PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét