Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con

Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha mẹ cho conthủ tục nhằm xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ, con, là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Để tìm hiểu về thủ tục này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để được cung cấp thông tin chi tiết.

Thủ tục yêu cầu xác định cha mẹ cho con

Xác định cha mẹ cho con

Quy định về xác định cha, mẹ

Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC CÔNG NHẬN CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Người có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con

Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:

Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Hướng dẫn xác định cha mẹ với con

Xác định cha mẹ

Thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”

Về thẩm quyền giải quyết, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

  1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
  2. Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này;”

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
  2. Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân … có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

>>> Xem thêm: CHƯA ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ ĐƯỢC LÀM GIẤY KHAI SINH CÓ TÊN CHA KHÔNG?

Mẫu đơn xin xác nhận quan hệ cha, mẹ cho con

Mẫu đơn xin xác nhận cha, mẹ cho con

Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con buộc phải làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận cha, mẹ, con tới Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
  • CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
  • Giấy khai sinh của người con cần xác định (bản sao chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện do đương sự nộp, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện xem xét và đưa ra quyết định. Nếu Tòa án quyết định thụ lý vụ án thì sẽ giải quyết theo trình tự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự: hòa giải, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm…

>>> Xem thêm: MẪU ĐƠN XIN NHẬN CHA MẸ CHO CON

Vai trò Luật sư hỗ trợ tư vấn thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con

Trong trường hợp cần tư vấn thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con, Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con.
  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để gửi Tòa án có thẩm quyền xử lý.
  • Cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con”. Nếu còn có thắc mắc về thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con hoặc cần đến sự giúp đỡ của luật sư hôn nhân gia đình nói chung, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



January 24, 2021 at 01:18PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét