Ngược đãi ông bà, cha mẹ thì bị xử phạt ra sao? Có phải trong mọi trường hợp ngược đãi đều bị phạt tù không? Pháp luật đã quy định như thế nào nhằm răn đe ngăn chặn đối với những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Xử phạt khi ngược đãi ông bà, cha mẹ.
Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ?
Ngược đãi ông bà, cha mẹ là những việc ĐỐI XỬ TỆ như là bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Ngoài ra ngược đãi còn thể hiện ở việc bỏ mặc không chăm sóc khi ông bà cha mẹ già yếu, tàn tật, ốm đau.
Nghĩa vụ của con cái đối với ông bà, cha mẹ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về nghĩa vụ của cháu đối với ông bà: cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; trường hợp ông bà không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Con cháu có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc ông bà, cha mẹ.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo bạo lực gia đình.
Xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ
Dựa trên mức độ nghiệm trọng hành vi, mà người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc khi ông bà cha mẹ già yếu, tàn tật, ốm đau thì bị PHẠT TIỀN từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo khoản 1 Điều 185 Bộ luật hình sự 2015, một người khi có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Thêm vào đó, hình phạt sẽ tăng thêm thành bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu người có hành vi ngược đãi ông bà cha mẹ theo khoản 1 Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 và thuộc các trường hợp sau:
- Ông bà, cha mẹ là người già yếu.
- Ông bà, cha mẹ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ngược đãi ông bà, cha mẹ
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 nếu người có hành vi ngược đãi và gây tổn hại cho sức khỏe của ông bà, cha mẹ mà:
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
Đặc biệt hành vi ngược đãi ông bà cha mẹ mà gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
>>> Xem thêm: Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào?
Biện pháp khắc phục hậu quả
Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ thì phải XIN LỖI CÔNG KHAI cho những hành vi ngược đãi khi có yêu cầu của ông bà, cha mẹ .
Vai trò của Luật sư:
- Bảo vệ quyền lợi của ông bà, cha mẹ khi bị ngược đãi.
- Tư vấn về mức xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự cho hành vi ngược đãi.
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý.
- Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Nếu bạn đọc thắc mắc và có nhu cầu được Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT theo hotline: 1900.63.63.87 để được để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.
April 24, 2021 at 01:47PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét