Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất được pháp luật quy định như thế nào là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. HÔN NHÂN chính là kết quả của tình yêu đôi lứa. Khoảnh khắc khi cùng nhau ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn là giây phút thiêng liêng của mỗi người. Vậy, thủ tục, mẫu giấy và quy trình kết hôn hiện nay cần những giấy tờ gì?Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc.
Thủ tục đăng ký kết hôn
Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn
Theo khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Để được kết hôn, đôi nam nữ phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật này:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này như: kết hôn giả tạo, tảo hôn, lừa dối kết hôn, kết hôn với người có dòng máu về trực hệ, giữa người có phạm vi ba đời,…
Lưu ý việc kết hôn phải đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký kết hôn thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Thành phần hồ sơ
Căn cứ Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôntheo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã ly hôn);
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.
Trình tự thực hiện
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
>> Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Lưu Động
Theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì đôi nam, nữ tiến hành nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn;
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ;
Nếu hồ sơ đầu đủ, hợp lệ, người tiếp nhận viết giấy tiếp nhận và hẹn thời gian trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Thời hạn giải quyết
Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP;Thông tư 04/2020/TT-BTP; Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và trả lời kết quả xác minh không tính vào thời hạn giải quyết.
Khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn phải có mặt của cả hai vợ, chồng. Nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận này sẽ bị hủy. Nếu hai bên muốn tiếp tục kết hôn thì phải thực hiện lại từ đầu.
Lệ phí đăng ký kết hôn
Theo Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, lệ phí đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trrong nước được miễn.
Lưu ý về thủ tục khi đăng ký kết hôn
Kết hôn với người nước ngoài
Kết hôn với người nước ngoài
Khi kết hôn với người nước ngoài, cần lưu ý:
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng ; Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó; Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp;
- Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
- Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện là nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Thời gian giải quyết 15 ngày làm việc ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
>>> Xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Kết hôn khi vợ/chồng mất tích
Tại Điều 68 BLDS 2015, một người được công nhận là mất tích khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích. Nhưng quan hệ hôn nhân giữa người bị tuyên bố là mất tích với vợ hoặc chồng của người đó vẫn tồn tại. Vì vậy muốn kết hôn trong trường hợp này thì phải yêu cầu Tòa án tuyên vợ/chồng mất tích.
Do đó, khi vợ/chồng mất tích, phải thực hiện đúng trình tự như sau:
- Yêu cầu Tòa án tuyên một người mất tích;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích;
- Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lần 02.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết về thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành. Nếu bạn đó có bất cứ vướng mắc nào cần tư vấn luật Hôn nhân và gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hỗ trợ kịp thời và tư vấn. Xin cảm ơn.
May 04, 2021 at 10:14AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét