Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Tiền thai sản có phải tài sản riêng vợ chồng?

Việc xác định tài sản riêng,tài sản chung luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi vợ, chồng muốn ly hôn. Vậy tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ chồng không, pháp luật quy định như thế nào đối với vấn đề này? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu một số quy định của pháp luật để tìm câu trả lời cho vấn đề trong bài viết dưới đây.

Tiền thai sản là tài sản riêng của vợ chồng?

Tiền thai sản là tài sản riêng của vợ chồng?

Những chế độ người vợ được hưởng khi mang thai và sinh con

Tiền thai sản là tiền nhận được từ trợ cấp thai sản nhằm bảo đảm vật chất cho người lao động nữ khi có thai, sinh đẻ và người chồng khi chăm sóc vợ sau khi sinh.

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014:

  • Thời gian nghỉ thai sản:

Theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau. Cụ thể:

  • Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

  • Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

  • Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

Tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ chồng?

Tài sản riêng là những tài sản vật chất, lợi ích vật chất,… không thuộc nhóm tài sản chung của vợ và chồng, được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản có trước khi kết hôn
  • Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản được chia riêng theo thảo thuận vợ chồng
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu mà pháp luật quy định thuộc sở hữu riêng
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng, hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng.

Trong đó, tiền thai sản là quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đáp ứng một số điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.

Vì vậy, tiền thai sản có thể hiểu là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng, do đó không thể chuyển giao cho người khác được. Vì thế, tiền thai sản là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (người được hưởng).

>> Xem thêm: Chồng có được nhận trợ cấp khi vợ sinh con?

Quy định về tài sản chung của vợ chồng

Quy định về tài sản chung của vợ chồng

Quy định về tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng được hiểu là những vật, lợi ích vật chất được làm, phát sinh và đóng góp chung trong thời kỳ hôn nhân, thuộc sở hữu chung của vợ chồng, được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, theo quy định trên thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra
  • Thu nhập do lao động
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
  • Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn (trừ trường hợp được thừa kế, tặng cho riêng).

Cách tính tiền thai sản

Cách tính tiền thai sản

Cách tính tiền thai sản

Đối với lao động nam

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2

Khoản trợ cấp này áp dụng trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có người chồng tham gia BHXH và đã đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người vợ sinh.

(Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Tiền chế độ:

Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của chồng khi vợ sinh con được xác định bằng công thức:

Mức hưởng:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 x số ngày nghỉĐối với lao động nữ

Người vợ khi nghỉ sinh con thì được hưởng các khoản tiền sau đây:

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản): Tương đương 2,98 triệu đồng theo công thức:

Tiền trợ cấp 01 lần = 02 x Mức lương cơ sở

Tiền thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính theo công thức nêu tại Điều 39 Luật BHXH 2014:

Tiền thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản

Tiền dưỡng sức sau sinh: Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu lao động nữ nghỉ thai sản mà sức khỏe yếu thì trong 30 ngày đầu đi làm được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày:

Mức hưởng 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Trên đây là bài viết tư vấn về tiền thai sản có phải là tài sản riêng của vợ chồng không. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn.



July 09, 2021 at 07:05AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét