Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Vắng mặt bị đơn, tòa án xét xử vụ án ly hôn như thế nào?

Trong quá trình xét xử vụ án ly hôn, bị đơn vắng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc này ảnh hưởng đến quy trình giải quyết vụ án ly hôn như thế nào và hướng giải quyết của Tòa án ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

Hướng xử lý khi vắng mặt bị đơn trong vụ án ly hôn

Hướng xử lý khi vắng mặt bị đơn trong vụ án ly hôn

Những quy định chung

Bị đơn là gì?

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Cụ thể, trong vụ án ly hôn, bị đơn là người có vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau ly hôn.

Vụ án ly hôn thông thường bao gồm những giai đoạn nào?

Vụ án ly hôn thông thường trải qua các giai đoạn sau:

  • Nộp đơn yêu cầu và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.
  • Hòa giải tại Tòa án.
  • Xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn.
  • Xét xử phúc thẩm vụ án ly hôn.

>>XEM THÊM: THỦ TỤC LY HÔN KHI MỘT BÊN Ở NƯỚC NGOÀI

Hướng xử lý của Tòa án khi bị đơn vắng mặt

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Trong vụ án có nhiều đương sự mà bị đơn vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của bị đơn vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt.

Trường hợp các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán có trách nhiệm thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.

Khi Tòa án triệu tập lần thứ nhất

Trường hợp Tòa án triệu tập lần thứ nhất, nếu bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Tòa án có trách nhiệm thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Trường hợp bị đơn vắng nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định của pháp luật.

Khi Tòa án triệu tập lần thứ hai

Khi Tòa án triệu tập lần thứ hai, trường hợp bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Trường hợp bị đơn vắng mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Đồng thời bị đơn không có yêu cầu phản tố, không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị đơn vắng mặt và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định của pháp luật.

Hướng xử lý của Tòa án khi bị đơn vắng mặt

Hướng xử lý của Tòa án khi bị đơn vắng mặt

Thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện/ Đơn yêu cầu (Theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ tùy thân của cả hai vợ chồng (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu);
  • Giấy khai sinh các con (nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung của cả hai vợ chồng;
  • Giấy xác nhận cư trú của vợ nếu chồng khởi kiện đơn phương ly hôn và ngược lại.

Trình tự thực hiện

Thủ tục khởi kiện đơn phương ly hôn được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra “xử lý đơn” và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

Bước 3: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn.Nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.

  • Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
  • Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương

Thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương

>>XEM THÊM: MẪU ĐƠN XIN LY HÔN VẮNG MẶT

Trên đây là bài viết tư vấn về Vắng mặt bị đơn, tòa án xét xử vụ án ly hôn như thế nào?  Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được hỗ trợ và tư vấn.



October 04, 2021 at 10:17AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét