Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào?

Hiện nay, vấn đề về thừa kế vẫn được nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là khi phân chia tài sản đối với những người thuộc diện thừa kế. Như vậy, pháp luật quy định phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào? Có sự thay đổi ra sao? Bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được các vấn đề liên quan.

Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào?

>> Xem thêm: Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản

Thời hiệu phân chia di sản thừa kế

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để phân chia di sản thừa kế là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Pháp luật quy định về phân chia tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới

Trường hợp có di chúc

Trong trường hợp có di chúc mà có người thừa kế mới xuất hiện thì người thừa kế mới này phải nằm diện không phụ thuộc vào nội dung di chúc 

Căn cứ vào quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản thừa kế. Cụ thể những người sau nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Họ sẽ được hưởng phần di sản tối thiểu bằng 2/3 của một suất khi chia di sản theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp di sản đã được chia thì những người hưởng di sản phải thanh toán tương ứng với phần di sản mà đáng lẽ ra người mới được hưởng theo quy định tại Điều 662 Bộ luật Dân sự

  • Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp

Trong trường hợp không có di chúc mà người mới xuất hiện thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, ví dụ trong trường hợp người mới xuất hiện là con riêng của người chết thì việc phân chia di sản không phân biệt con trong hay ngoài dã thú nên khi đó người mới này vẫn được hưởng phần di sản bằng những người khác trong gia đình của người chết.

Tuy nhiên, trong trường hợp di sản đã được chia nên người mới sẽ được thanh toán một khoảng tiền tương ứng với phần di sản đáng lẽ ra người đó được nhận tại thời điểm chia thừa kế.

Liên hệ luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn

>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân khi nhận di sản thừa kế

  • Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87 
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM hoặc tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào?”. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ Luật sư thừa kế để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn 



January 28, 2022 at 04:24PM

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ, dưới đây là những quy định chi tiết để đảm bảo quyền làm cha, mẹ. Quyền được làm cha, làm mẹ là quyền thiêng liêng của con người nhưng do hoàn cảnh cá nhân rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con nên họ có nhu cầu thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục này.

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Điều kiện và thủ tục nhờ mang thai hộ?

Điều kiện mang thai hộ

Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợpvà có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợpngười phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi

Thủ tục nhờ mang thai hộ

Cơ sơ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 2 điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo)

  1.  Bệnh viện Phụ sản trung ương;
  2. Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
  3. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Các bước thực hiện nhờ mang thai hộ 

Theo Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bước 1: Cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm 12 loại giấy tờ

Bước 2: Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được phép cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Nếu trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp của bạn, người vợ đã bị cắt bỏ tử cung có nghĩa là không thể mang thai được nữa nên có thể có điều kiện để nhờ mang thai hộ. Để nhờ mang thai hộ bạn cần phải tìm người mang thai hộ tự nguyện theo đúng quy định đã nêu trên. Bạn có thể đến 3 trong số các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ để được hướng dẫn cụ thể.

Điều kiện pháp lý về mang thai hộ

Điều kiện pháp lý về mang thai hộ

>>> Xem thêm:Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn

Loại giấy tờ cần chuẩn bị khi nhờ mang thai hộ

Theo Khoản 1 Điều 14 quy định về các loại hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này gồm:

(1) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;

(2) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

(3) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

(4) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

(5) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

 

(6) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

(7) Bản xác nhận của UBND xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

(8) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (nếu có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;

(9) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế;

(10) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

(11) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư/ luật gia/ người trợ giúp pháp lý;

(12) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Thủ tục tiến hành mang thai hộ

Theo quy định của pháp luật, mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng việc lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau 2 – 5 ngày, phôi sẽ được cấy vào buồng tử cung của người mang thai hộ. Vì thế, đứa trẻ sau khi sinh ra hoàn toàn mang dòng máu của cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ.

Bước 1: Chuẩn bị sức khỏe trước khi thụ tinh ống nghiệm

Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành bại của thụ tinh ống nghiệm. Bố mẹ có khỏe thì mới có thể cho trứng và tinh trùng tốt để tạo phôi. Do vậy, trước khi bắt đầu quá trình, bệnh nhân phải trải qua quá trình thăm khám và chữa trị nếu có.

Bước 2: Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Thụ tinh ống nghiệm là cả một quá trình gian nan và vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Bệnh nhân có thể phải thực hiện nhiều lần mới thành công. Quá lo lắng, nóng vội, căng thẳng khi bắt đầu hoặc suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công là những rào cản của việc tìm con bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Những trạng thái tâm lý đó sẽ gây nên sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình.

Bước 3: Lựa chọn cơ sở y tế

Hiện nay có rất nhiều các bệnh viện, phòng khám trên cả nước đã và đang tiến hành phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Lựa chọn một cơ sở để thực hiện cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, nên phải thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này.

Bước 4: Chuẩn bị tài chính

Thụ tinh ống nghiệm đòi hỏi một chi phí khá lớn. Từ khi bắt đầu khám cho đến khi chuyển phôi thành công, có rất nhiều chi phí phát sinh. Tuy nhiên, các khoản phí chính là phí kích trứng, phí nuôi phôi, xét nghiệm phôi và trữ đông phôi.

Việc kích thích trứng làm tăng cơ hội có thai bằng cách tăng số trứng rụng dẫn đến tăng số phôi có được Mỗi lần có thể chuyển từ 2- 3 phôi. Số phôi thừa có thể đông lạnh trữ lại để dành sau này sử dụng.

Hiện nay đã có các kĩ thuật kiểm tra các cặp NST của phôi, điều này giúp phát hiện sớm và loại bỏ các phôi có biểu hiện bất thường, dị tật bẩm sinh. Sử dụng phương pháp xét nghiệm nào sẽ chi trả tiền theo phương pháp xét nghiệm đó.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhờ mang thai hộ

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao (phải giao) đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
  • Phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định.
  • Được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
  • Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con trường hợp từ chối nhận con

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo Điều 98 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

  • Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy địn pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
  • Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, BLDS và luật khác có liên quan.
  • Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Các khoản chi phí cần trả khi nhờ mang thai hộ

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT, các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ phải chi trả gồm:

  • Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
  • Chi phí liên quan đến y tế gồm: Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh,…; Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất,…;Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
  • Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
  • Các chi phí khác do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Các khoản chi phí cần trả khi mang thai hộ

Chi phí cần trả khi mang thai hộ

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online qua mạng

Mang thai hộ bất hợp pháp có thể bị phạt tù

Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015. Để tránh vi phạm mục đích nhân đạo nên những ai mang thai hộ vì mục đích thương mại đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc tổ chức cho một hay nhiều người phụ nữ mang thai cho người khác để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Hành vi này được thể hiện qua các dấu hiệu tìm kiếm người có nhu cầu nhờ mang thai hộ và người có thể mang thai hộ; sắp xếp để người có nhu cầu nhờ mang thai hộ quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ hoặc sắp xếp để người mang thai hộ mang thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bố trí cho người mang thai hộ nơi ăn, nghỉ, khám thai, sinh con, giao con cho người nhờ mang thai hộ… nhằm mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác mà chủ yếu là lợi ích vật chất như lấy tiền từ người nhờ mang thai hộ, chi phí môi giới từ người mang thai hộ…

Xử phạt hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trường hợp nếu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm:

  • Đối với 02 người trở lên: Có thể là với 02 người thuộc hai trường hợp (hai cặp) khác nhau nhờ mang thai hộ hoặc với 2 người mang thai hộ.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: như lợi dụng danh nghĩa của các cơ sở y tế, các tổ chức nhân đạo, các đoàn thể phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện giữa những phụ nữ, những gia đình đồng cảnh ngộ.
  • Tái phạm nguy hiểm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

Tư vấn trực tuyến

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline: 1900.63.63.87
  • Fanpage: LUẬT LONG PHAN
  • Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ. Nếu có nhu cầu sự hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn



January 24, 2022 at 01:15PM

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh riêng cũng như để đảm bảo quyền sở hữu cá nhân, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thừa nhận quy định phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng đặt ra các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

>> Xem thêm: Phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thực hiện thế nào?

Các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố văn bản phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu

Theo Khoản 8 Điều 29 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo điểm b, khoản 2 Điều 35 và điểm b, điểm t khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Toàn án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này.

Trình tự thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản phân chia di sản vô hiệu

Trình tự thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản phân chia di sản vô hiệu

>> Xem thêm: Phân chia tài sản chung từ thừa kế thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Trình tự thủ tục yêu cầu

Yêu cầu giải quyết việc dân sự

Việc dân sự phát sinh do các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng việc nộp đơn theo theo mẫu số 92-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP trực tiếp tại tòa án có thẩm quyền hoặc gửi đơn qua đường bưu điện. Nội dung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải ghi được đầy đủ, rõ ràng những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu cần thiết.

Thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thủ tục thụ lý việc dân sự để đảm bảo cho việc giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

Thủ tục nhận đơn yêu cầu:

Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện tương tự như thủ tục nhận đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015).

Xử lý đơn yêu cầu:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, chánh án tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu sẽ kiểm tra đơn yêu cầu về cả nội dung và hình thức.

Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung, thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 BLTTDS 2015. Trường hợp người yêu cầu đã thực hiện đầy đủ thì tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Hết thời hạn quy định mà không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì thẩm phán trả lại đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Trong trường hợp có tranh chấp về chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ/ chồng có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Nội dung đơn khởi kiện đảm bảo theo Điều 189 BLTTDS 2015, hình thức: theo mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Theo khoản 2 Điều 28, điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39 thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

Dịch vụ tư vấn Luật Long Phan PMT

Dịch vụ tư vấn Luật Long Phan PMT

>> Xem thêm: Pháp luật Dân sự hoặc giải quyết tranh chấp

Thông tin liên hệ Luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật DOANH NGHIỆP qua tổng đài: 1900.63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn qua zalo: 0819700748
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp Luật sư dân sự vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



January 17, 2022 at 04:16PM

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn?

Khi ly hôn, vợ chồng đã tự mình thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con hoặc do Tòa án xem xét trực tiếp giao cho người phù hợp. Tuy nhiên, khi người bố không trực tiếp nuôi dưỡng con và việc thăm nom lại ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các con. Vậy với trường hợp đó Luật hôn nhân gia đình có cho phép người trực tiếp nuôi con hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này đến quý bạn đọc.

Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn

Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn?

>> Xem thêm: Bị Ngăn Cản Quyền Thăm Con Sau Ly Hôn Thì Giải Quyết Như Thế Nào?

Các trường hợp người bố bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn

Quy định chung

Theo Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi vợ chồng ly hôn và con được Tòa án quyết định giáo cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng thì người bố sẽ có được quyền  thăm nom con mà không ai được cản trở.

Quyền thăm nom con sau ly hôn là quyền cơ bản của người không trực tiếp nuôi con và về cơ bản là không bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu người bố lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tại Khoản 3 Điều 82, người mẹ trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố và nếu được chấp thuận thì quyền thăm nom con đối với người bố sẽ bị hạn chế.

Khi bị kết án về tội phạm nào thì sau khi ly hôn, người bố bị hạn chế quyền nuôi con?

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi người bố sau khi ly hôn thực hiện các hành vi như sau sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con:

  • Người bố bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Người bố nếu có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con và các hành vi trên đủ để cấu thành các tội phạm được quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) của Bộ luật hình sự năm 2015 và bị tòa án kết án về các tội này với lỗi cố ý thì sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con.

Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là các nghĩa vụ được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình. Khi Tòa án xét thấy người bố có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ này một cách nghiêm trọng thì sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn.

 Người bố phá tán tài sản của con

Phá tán tài sản của con có thể được hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con.

Cụ thể có thể kể đến như: dùng tài sản của con cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…

Hành vi phá tán tài sản của con đã vi phạm quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc con có quyền có tài sản riêng. Do vậy, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố khi người này thực hiện các hành vi kể trên.

Người bố có hành vi phá tán tài sản riêng của con

Người bố có hành vi phá tán tài sản riêng của con

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Khởi Kiện Đòi Lại Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Người bố có lối sống đồi trụy

Lối sống đồi trụy là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc được sự thể hiện bằng các hành động, hình ảnh, âm thanh.

Lối sống đồi trụy như vậy của người bố có thể làm con cảm thấy mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, người xung quanh… dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống của người bố và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái.

Do vậy, pháp luật có quyền hạn chế việc thăm nom  của người này để tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của người con.

Người bố xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Hành vi sau của người bố có thể được xác định là “xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: Dụ dỗ, lôi kéo con đi lang thang; Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc con mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo con đánh bạc; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc con hoạt động mại dâm; Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc con mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; Xúi giục con thù ghét người khác hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.

Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Kết luận, trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình 2014 để ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố sau ly hôn. Tòa án cũng là chủ thể có quyền quyết định về thời hạn bị hạn chế quyền và rút ngắn thời hạn này.

Thủ tục yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con

Thủ tục yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người bố sau khi ly hôn được thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định

  • Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con có các nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu hạn chế việc thăm nuôi của mình.
  • Quyết định/bản án ly hôn.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).

 

Bước 2. Nộp hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền

Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc yêu cầu hạn chế việc thăm nom con sau ly hôn không có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu.

Theo điểm k khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi người bố cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn hoặc tòa án nơi người mẹ cư trú nếu các bên có sự thỏa thuận theo điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Trong thời gian 03 ngày làm việc, Tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người có yêu cầu sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn.

Khi đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ đã đủ điều kiện để thụ lý, thẩm phán sẽ thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí giải quyết việc dân sự và tiến hành thụ lý đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con.

Thời gian giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn trung bình sẽ kéo dài từ 02 – 03 tháng.

Yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn

Yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn

>> Xem thêm: Giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn

Hạn chế quyền thăm nuôi trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Bất kỳ người nào không thực hiện đúng các thủ tục hạn chế quyền thăm nom con đã đề cập tại mục 2 và có hành vi tự ý cản trở quyền thăm con của người bố đều có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính.

Cụ thể người gây cản trở phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bố bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con của người trực tiếp nuôi con đến cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Liên hệ luật sư

Để được tìm hiểu một cách chi tiết về việc Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Zalo: 0819700748

Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3:Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh:277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 

 



January 16, 2022 at 04:30PM