Khi ly hôn, vợ chồng đã tự mình thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con hoặc do Tòa án xem xét trực tiếp giao cho người phù hợp. Tuy nhiên, khi người bố không trực tiếp nuôi dưỡng con và việc thăm nom lại ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các con. Vậy với trường hợp đó Luật hôn nhân gia đình có cho phép người trực tiếp nuôi con hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này đến quý bạn đọc.
Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn?
>> Xem thêm: Bị Ngăn Cản Quyền Thăm Con Sau Ly Hôn Thì Giải Quyết Như Thế Nào?
Các trường hợp người bố bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn
Quy định chung
Theo Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi vợ chồng ly hôn và con được Tòa án quyết định giáo cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng thì người bố sẽ có được quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Quyền thăm nom con sau ly hôn là quyền cơ bản của người không trực tiếp nuôi con và về cơ bản là không bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu người bố lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tại Khoản 3 Điều 82, người mẹ trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố và nếu được chấp thuận thì quyền thăm nom con đối với người bố sẽ bị hạn chế.
Khi bị kết án về tội phạm nào thì sau khi ly hôn, người bố bị hạn chế quyền nuôi con?
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi người bố sau khi ly hôn thực hiện các hành vi như sau sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con:
- Người bố bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Người bố nếu có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con và các hành vi trên đủ để cấu thành các tội phạm được quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) của Bộ luật hình sự năm 2015 và bị tòa án kết án về các tội này với lỗi cố ý thì sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con.
Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là các nghĩa vụ được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình. Khi Tòa án xét thấy người bố có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ này một cách nghiêm trọng thì sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn.
Người bố phá tán tài sản của con
Phá tán tài sản của con có thể được hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con.
Cụ thể có thể kể đến như: dùng tài sản của con cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…
Hành vi phá tán tài sản của con đã vi phạm quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc con có quyền có tài sản riêng. Do vậy, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố khi người này thực hiện các hành vi kể trên.
Người bố có hành vi phá tán tài sản riêng của con
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Khởi Kiện Đòi Lại Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn
Người bố có lối sống đồi trụy
Lối sống đồi trụy là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc được sự thể hiện bằng các hành động, hình ảnh, âm thanh.
Lối sống đồi trụy như vậy của người bố có thể làm con cảm thấy mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, người xung quanh… dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống của người bố và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái.
Do vậy, pháp luật có quyền hạn chế việc thăm nom của người này để tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của người con.
Người bố xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Hành vi sau của người bố có thể được xác định là “xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: Dụ dỗ, lôi kéo con đi lang thang; Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc con mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo con đánh bạc; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc con hoạt động mại dâm; Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc con mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; Xúi giục con thù ghét người khác hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.
Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Kết luận, trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình 2014 để ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố sau ly hôn. Tòa án cũng là chủ thể có quyền quyết định về thời hạn bị hạn chế quyền và rút ngắn thời hạn này.
Thủ tục yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con
Thủ tục yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người bố sau khi ly hôn được thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định
- Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con có các nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu hạn chế việc thăm nuôi của mình.
- Quyết định/bản án ly hôn.
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).
Bước 2. Nộp hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền
Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc yêu cầu hạn chế việc thăm nom con sau ly hôn không có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu.
Theo điểm k khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi người bố cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn hoặc tòa án nơi người mẹ cư trú nếu các bên có sự thỏa thuận theo điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Trong thời gian 03 ngày làm việc, Tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người có yêu cầu sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn.
Khi đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ đã đủ điều kiện để thụ lý, thẩm phán sẽ thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí giải quyết việc dân sự và tiến hành thụ lý đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con.
Thời gian giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn trung bình sẽ kéo dài từ 02 – 03 tháng.
Yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn
>> Xem thêm: Giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn
Hạn chế quyền thăm nuôi trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Bất kỳ người nào không thực hiện đúng các thủ tục hạn chế quyền thăm nom con đã đề cập tại mục 2 và có hành vi tự ý cản trở quyền thăm con của người bố đều có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính.
Cụ thể người gây cản trở phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bố bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con của người trực tiếp nuôi con đến cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.
Liên hệ luật sư
Để được tìm hiểu một cách chi tiết về việc Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0819700748
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3:Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh:277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Có được hạn chế quyền thăm nuôi của người bố sau khi ly hôn. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
January 16, 2022 at 04:30PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét