Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Kết hôn lần thứ hai, cần lưu ý những gì?

Kết hôn lần thứ hai là việc cá nhân đã chấm dứt một mối quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, nay bắt đầu mong muốn kết hôn với một người khác. Vậy kết hôn lần hai cần những điều kiện gì? 1.   Khi nào việc ly hôn được pháp luật công nhận? Tương tự như kết hôn lần đầu, việc kết hôn lần hai cũng đòi hỏi những điều kiện cơ bản để tiến hành. Như vậy, trong trường hợp này, người muốn kết hôn lần hai bắt buộc phải hoàn toàn hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý trong hôn nhân lần đầu và các ràng buộc dân sự khác để có quyền kết hôn tiếp. Theo đó, Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng qui định: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” Ngoài ra, nếu hai bên thuận tình ly hôn với nhau thì Tòa sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên và quyết định này có hiệu lực ngay sau khi được ban hành. Trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp không tự thỏa thuận được, Tòa sẽ phải ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Do vậy, chỉ khi kết luận, bản án ly hôn lần đầu của Tòa có hiệu lực thì người đó mới được kết hôn lần hai. 2.   Điều kiện nào bắt buộc phải có khi muốn kết hôn lần nữa? Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, hai bên phải thỏa mãn những điều kiện sau đây để được kết hôn hợp pháp: ·         Người nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; ·         Việc kết hôn phải do nam và nữ hoàn toàn tự nguyện quyết định; ·         Cả hai người đều không bị mất năng lực hành vi dân sự; ·         Không phải là kết hôn giả tạo ·         Không phải là hành vi tảo hôn hay bị cưỡng ép, lừa dối để kết hôn; ·         Cả hai đều không đang có vợ hoặc chồng ·         Không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Vậy có thể thấy, nếu muốn kết hôn lần thứ hai thì bắt buộc tại thời điểm kết hôn, người đã kết hôn rồi phải có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn lần đầu. Ngoài ra, đối tượng kết hôn của người này cũng phải chứng minh tương tự nếu đã li hôn, hoặc phải có xác nhận tình trạng độc thân nếu chưa kết hôn. Chúng tôi hy vọng nội dung trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Nếu chúng tôi có thể giúp đỡ gì thêm, xin vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.Tham khảo thêm:Luật sư Đỗ Thanh LâmĐịa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí MinhSĐT: 0908 748 368Email: lsdothanhlam@gmail.comSite Google: https://sites.google.com/site/lsdothanhlam/Folder tài nguyên: https://drive.google.com/drive/folders/1svS47PTHqY0k9dygFppx793QTtLfpR6WBản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qQSwH1pVgfFN1B4WXqXWxaU923UM0TyH&ll=10.770260727768532%2C106.69722584659849&z=15Form đăng ký tư vấn: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe3vQEu7f7lnuuP8l3XkED8RfRXOK3I-V763B3_aqw9jO9WpQ/viewformMHX: https://drive.google.com/file/d/1uo0fZkWg7PxZzQ4mFRDygrslSaPcvHZ-/view?usp=sharing  

Nguồn: https://sites.google.com/site/lsdothanhlam/luat-hon-nhan-va-gia-dinh/kethonlanthuhaicanluuynhunggi

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Tranh chấp nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp nợ chung của vợ và chồng khi ly hôn là một trong tranh chấp được giải quyết trong vụ án ly hôn liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Nếu không giải quyết được tranh chấp thì ảnh hưởng quyền lợi của các bên. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn giải quyết khi phát sinh tranh chấp này.

 tranh chap no chung cua vo chong khi ly hon
Giải quyết tranh chấp nợ chung khi ly hôn

1. Thế nào là nợ chung của vợ chồng?

  • Hiện nay, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận về chế độ tài sản trước khi kết hôn. Khi đó, sau khi kết hôn “TÀI SẢN” giữa vợ chồng sẽ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
  • Nợ chung là khoản nợ mà cả hai vợ chồng cùng tạo ra hoặc trường hợp vợ/chồng tạo ra nhưng cả hai có nghĩa vụ phải cùng trả.

Những trường hợp những khoản NỢ cả hai phải cùng trả bao gồm:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

2. Tranh chấp nợ chung khi ly hôn là tranh chấp gì?

the nao duoc goi la no chung cu vo chong
Xác định các khoản nợ chung mà vợ chồng có nghĩa vụ phải cùng trả
  • Đối với các khoản “nợ chung” của vợ chồng, thì vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 30, giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật này và các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
  • Liên đới trả nợ nếu khoản vay nợ là nợ chung của hai vợ chồng hoặc khoản nợ do vợ hoặc chồng vay nhưng thuộc các khoản mà pháp luật quy định vợ chồng phải trả chung.
  • Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 và điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp nợ chung khi ly hôn của vợ chồng.

Xem thêm về cách xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự.

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:

  • Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện
khoi kien yeu cau giai quyet no chung cua vo chong
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp nợ chung
  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không.
  3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  4. Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc tranh chấp nợ chung khi ly hôn và cách hướng dẫn giải quyết . Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Tranh chấp nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



January 23, 2020 at 07:00AM

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Tranh chấp công ty chung khi ly hôn, quy trình giải quyết như thế nào?

Tranh chấp công ty chung khi ly hôn là tranh chấp giữa vợ và chồng về chia tài sản chung trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn tại Tòa án. Tòa án sẽ xác định ai được quyền sở hữu hoặc mỗi người sở hữu tỷ lệ bao nhiêu giá trị vốn điều lệ của công ty. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề về tranh chấp công ty chung khi ly hôn và quy trình giải quyết như thế nào.

tranh chap cong ty chung cua vo va chong khi ly hon
Giải quyết tranh chấp công ty chung của vợ chồng khi ly hôn

1. Đối tượng của tranh chấp công ty chung giữa vợ, chồng

  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì hình thức của công ty có hai dạng chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP).
  • Giữa vợ và chồng tranh chấp công ty chung, về bản chất nghĩa là họ cho rằng mình có quyền sở hữu công ty đó. Giá trị của công ty được biểu hiện thông qua tổng giá trị tài sản do các thanh viên góp đối với công ty TNHH; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đối với CTCP.
  • Tranh chấp giữa vợ, chồng đối với công ty là tranh chấp về việc xác lập tư cách thành viên công ty TNHH, tư cách cổ đông đối với CTCP. Xem ai có quyền sở hữu phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần là quyền tài sản.

2. Nguyên tắc phân chia quyền sở hữu tài sản khi ly hôn

cac nguyen tac khi phan chia tai san chung cua vo chong khi ly hon
Điều kiện phân chia tài sản chung

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, được hướng dẫn bởi khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, thì tài sản chung của vợ chồng chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng, nghĩa là tình trạng về năng lực, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động sau khi ly hôn cũng như của các thành viên khác trong gia đình.
  • “Công sức đóng góp” của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. 
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, “TÀI SẢN” của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

3. Trình tự, thủ giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

khoi kien chia tai san chung la cong ty khi ly hon
Yêu cầu tòa án phân chia công ty chung khi ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.

Tuy nhiên, nếu tài sản tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Xem thêm về cách xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp

Sau khi xác định được Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết được quy định như sau:

  1. Cá nhân, tổ chức làm đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo TÀI LIỆU CHỨNG CỨ liên quan.
  2. Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  3. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  4. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. 
  5. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp công ty chung khi ly hôn. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Tranh chấp công ty chung khi ly hôn, quy trình giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



January 22, 2020 at 10:17AM

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Thủ tục chia tài sản chung sau khi đã ly hôn


Kết hôn là một chuyện trọng đại của đời người. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn đi với nhau suốt một đời. Vì thế ly hôn là điều tất yếu khi không thể chung đường. Câu hỏi đặt ra là sau ly hôn, tài sản chung được chia như thế nào?


1.                 Căn cứ xác định là tài sản chung và riêng trong thời kỳ hôn nhân?

Tài sản chung gồm:
·                     Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận cũng được xem là tài sản chung.
·                     Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
·                     Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
·                     Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản riêng là những tài sản còn lại không được xác định là tài sản chung.
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể:
·                     Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
·                     Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 để giải quyết.

2.                 Thủ tục cần thiết khi chia tài sản chung qua cách thỏa thuận và qua cách yêu cầu tòa án giải quyết?

- Thủ tục khi chia tài sản chung qua cách thỏa thuận:
Để lập được thỏa thuận này vợ chồng cần chuẩn bị các giấy tờ sau nếu tài sản là bất động sản:
·                     Chứng minh thư và sổ hộ khẩu (bản chính)
·                     Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu trường hợp tài sản là động sản:
Việc thỏa thuận phân chìa tài sản là động sản của vợ chồng cũng giống với việc phân chia tài sản là bất động sản. Việc thỏa thuận này cũng nên thực hiện ở UBND xã/phường hoặc phòng công chứng.
- Thủ tục khi chia tài sản chung qua cách yêu cầu tòa án giải quyết (trình tự áp dụng với vụ việc không có yếu tố nước ngoài):

·                     Nộp đơn yêu cầu ly hôn tại toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú. (Hoặc có thể thoả thuận nộp đơn nơi nguyên đơn cư trú theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).
Hồ sơ gồm: Đơn trình xin ly hôn, CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, chứng cứ liên quan đến tài sản.
·                     Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.
·                     Nộp tạm ứng án phí sơ thẩm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
·                     Toà án tổ chức hoà giải.
·                     Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận hòa giải thành hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề thủ tục chia tài sản sau khi đã ly hôn. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Qúy bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0908  748 368 . Xin cảm ơn!

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Thủ tục đòi lại con sau ly hôn



Trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi phát triển tốt nhất cho con, trong trường hợp sau khi ly hôn, theo quy định pháp luật, nếu một bên vợ/chồng hoặc các chủ thể khác có căn cứ cho rằng quyền lợi con không được đảm bảo, họ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo trình tự nhất định.

1. Điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Theo quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
·         Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
·         Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Thẩm quyền Tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con


Về loại tranh chấp, theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được là tranh chấp về hôn nhân gia đình.
Về thẩm quyền theo cấp tòa, đối với tranh chấp về thay đổi chủ thể trực tiếp nuôi con thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc Tòa án nơi nguyên đơn đang cư trú, làm việc; trong trường hợp không thỏa thuận được, sẽ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

3. Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp sau khi ly hôn thì tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con; theo đó, các chủ thể phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Đây được xem là căn cứ tiên quyết để Tòa án xem xét quyết định trong việc chủ thể nào sẽ được trực tiép nuôi con, nhằm bảo đảm cho việc phát triển bình thường, thiết yếu của người con.
Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người trực tiếp  hiện nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thực tế xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào các văn bản xác minh như:

-          Văn bản xác minh về tiền lương, điều kiện sống,… từ các chủ thể có liên quan như người sử dụng lao động, người trách nhiệm quản lý từ một trong hai bên vợ/chồng.
-          Văn bản xác minh về việc thực hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từ mỗi bên vợ/chồng trong việc nuôi dưỡng con, như ông/bà xác minh việc nuôi con, cô giáo xác minh việc đưa đón con hằng ngày, hàng xóm,...
Pháp luật cũng quy định trong quá trình xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng đối với người con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, hồ sơ khởi bao gồm các giấy tờ sau:
-          Đơn khởi kiện.
-          Quyết định, bản án ly hôn.
-          Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
-          Giấy khai sinh của con.
-          Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Các giấy tờ trên đều là bản sao có công chứng hoặc chứng thực.

4.  Thời hạn giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cũng như đơn khởi kiện hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp này là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thủ tục đòi lại con sau ly hôn”.  Mọi thắc mắc và khó khăn về vấn đề trên quý bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được giúp đỡ. Xin cảm ơn