Tranh chấp công ty chung khi ly hôn là tranh chấp giữa vợ và chồng về chia tài sản chung trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn tại Tòa án. Tòa án sẽ xác định ai được quyền sở hữu hoặc mỗi người sở hữu tỷ lệ bao nhiêu giá trị vốn điều lệ của công ty. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề về tranh chấp công ty chung khi ly hôn và quy trình giải quyết như thế nào.
1. Đối tượng của tranh chấp công ty chung giữa vợ, chồng
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì hình thức của công ty có hai dạng chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP).
- Giữa vợ và chồng tranh chấp công ty chung, về bản chất nghĩa là họ cho rằng mình có quyền sở hữu công ty đó. Giá trị của công ty được biểu hiện thông qua tổng giá trị tài sản do các thanh viên góp đối với công ty TNHH; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đối với CTCP.
- Tranh chấp giữa vợ, chồng đối với công ty là tranh chấp về việc xác lập tư cách thành viên công ty TNHH, tư cách cổ đông đối với CTCP. Xem ai có quyền sở hữu phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần là quyền tài sản.
2. Nguyên tắc phân chia quyền sở hữu tài sản khi ly hôn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, được hướng dẫn bởi khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, thì tài sản chung của vợ chồng chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng, nghĩa là tình trạng về năng lực, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động sau khi ly hôn cũng như của các thành viên khác trong gia đình.
- “Công sức đóng góp” của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, “TÀI SẢN” của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
3. Trình tự, thủ giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
Tuy nhiên, nếu tài sản tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Xem thêm về cách xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp
Sau khi xác định được Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết được quy định như sau:
- Cá nhân, tổ chức làm đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo TÀI LIỆU CHỨNG CỨ liên quan.
- Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
- Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
- Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp công ty chung khi ly hôn. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Tranh chấp công ty chung khi ly hôn, quy trình giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm
January 22, 2020 at 10:17AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét