Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Thủ tục đòi lại con sau ly hôn



Trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi phát triển tốt nhất cho con, trong trường hợp sau khi ly hôn, theo quy định pháp luật, nếu một bên vợ/chồng hoặc các chủ thể khác có căn cứ cho rằng quyền lợi con không được đảm bảo, họ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo trình tự nhất định.

1. Điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Theo quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
·         Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
·         Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Thẩm quyền Tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con


Về loại tranh chấp, theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được là tranh chấp về hôn nhân gia đình.
Về thẩm quyền theo cấp tòa, đối với tranh chấp về thay đổi chủ thể trực tiếp nuôi con thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc Tòa án nơi nguyên đơn đang cư trú, làm việc; trong trường hợp không thỏa thuận được, sẽ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

3. Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp sau khi ly hôn thì tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con; theo đó, các chủ thể phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Đây được xem là căn cứ tiên quyết để Tòa án xem xét quyết định trong việc chủ thể nào sẽ được trực tiép nuôi con, nhằm bảo đảm cho việc phát triển bình thường, thiết yếu của người con.
Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người trực tiếp  hiện nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thực tế xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào các văn bản xác minh như:

-          Văn bản xác minh về tiền lương, điều kiện sống,… từ các chủ thể có liên quan như người sử dụng lao động, người trách nhiệm quản lý từ một trong hai bên vợ/chồng.
-          Văn bản xác minh về việc thực hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từ mỗi bên vợ/chồng trong việc nuôi dưỡng con, như ông/bà xác minh việc nuôi con, cô giáo xác minh việc đưa đón con hằng ngày, hàng xóm,...
Pháp luật cũng quy định trong quá trình xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng đối với người con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, hồ sơ khởi bao gồm các giấy tờ sau:
-          Đơn khởi kiện.
-          Quyết định, bản án ly hôn.
-          Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
-          Giấy khai sinh của con.
-          Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Các giấy tờ trên đều là bản sao có công chứng hoặc chứng thực.

4.  Thời hạn giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cũng như đơn khởi kiện hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp này là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thủ tục đòi lại con sau ly hôn”.  Mọi thắc mắc và khó khăn về vấn đề trên quý bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được giúp đỡ. Xin cảm ơn




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét