Kết hôn là một chuyện trọng
đại của đời người. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn đi với nhau suốt một đời.
Vì thế ly hôn là điều tất yếu khi không thể chung đường. Câu hỏi đặt ra là sau
ly hôn, tài sản chung được chia như thế nào?
1.
Căn cứ
xác định là tài sản chung và riêng trong thời kỳ hôn nhân?
Tài sản chung gồm:
·
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật Hôn nhân gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng
cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận cũng được xem là tài sản
chung.
·
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn
là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
·
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp
nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng.
·
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh
tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản
đó được coi là tài sản chung.
Tài sản
riêng là những tài sản còn lại không được xác định là tài sản chung.
Nguyên tắc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình
2014, cụ thể:
·
Trong
trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài
sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ,
chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2,
3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia
đình 2014.
·
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa
thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng
tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của
Luật Hôn nhân gia đình 2014 để giải quyết.
2.
Thủ tục
cần thiết khi chia tài sản chung qua cách thỏa thuận và qua cách yêu cầu tòa án
giải quyết?
- Thủ tục khi chia tài sản chung qua cách thỏa thuận:
Để
lập được thỏa thuận này vợ chồng cần chuẩn bị các giấy tờ sau nếu tài sản là
bất động sản:
·
Chứng minh
thư và sổ hộ khẩu (bản chính)
·
Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu
trường hợp tài sản là động sản:
Việc
thỏa thuận phân chìa tài sản là động sản của vợ chồng cũng giống với việc phân
chia tài sản là bất động sản. Việc thỏa thuận này cũng nên thực hiện ở UBND
xã/phường hoặc phòng công chứng.
- Thủ tục khi chia tài sản
chung qua cách yêu cầu tòa án giải quyết (trình tự áp dụng với vụ việc không có
yếu tố nước ngoài):
·
Nộp đơn yêu cầu ly hôn tại toà án cấp huyện nơi bị đơn cư
trú. (Hoặc có thể thoả thuận nộp đơn nơi nguyên đơn cư trú theo quy định tại Điều
39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).
Hồ sơ gồm: Đơn trình xin
ly hôn, CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, chứng cứ liên quan đến tài sản.
·
Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.
·
Nộp tạm ứng án phí sơ thẩm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
·
Toà án tổ chức hoà giải.
·
Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận hòa
giải thành hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trên đây là toàn bộ nội
dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề thủ tục chia tài sản sau khi đã ly hôn. Nếu
có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Qúy bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui
lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0908
748 368 . Xin cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét