Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Phạm Vi Kinh Doanh Bất Động Sản Của Doanh Nghiệp FDI

Trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay, loại hình doanh nghiệp FDI là khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây được xem như là một cách để các chủ đầu tư kinh doanh nước ngoài tìm đường phát triển và cạnh tranh với nhau trong cuộc cách mạng 4.0. Một trong các ngành nghề đầu tư đang “hot” hiện nay đó là ngành kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong ngôn ngữ cũng như hệ thống pháp luật nên hầu hết các doanh nghiệp FDI hiện nay đều đang lúng túng không biết pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép họ kinh doanh bất động sản trong phạm vi như thế nào?. Vậy nên, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc biết rõ hơn phạm vi kinh doanh bất động sản đối với doanh nghiệp FDI trong pháp luật Việt Nam.


Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp FDI


Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) hiểu theo nghĩa tiếng Anh chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Theo Luật Đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
· Doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
· Doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 có quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài bao gồm
· Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài;
· Cá nhân mang quốc tịch nước ngoài.

Cũng nhờ vào hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài này, chúng ta đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực cũng như nhiều kinh nghiệm quý báu của doanh nghiệp nước ngoài. Có thể nói nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh giữa cá thị trường trong nước, thúc đẩy pháp triển và tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI là gì?
Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp FDI
Theo Khoản 3 Điều 11 Luật kinh doanh bất động sản 2014, doanh nghiệp FDI được kinh doanh bất động sản trong phạm vi sau:
· Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại
· Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua
· Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
· Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
· Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Xác định phạm vi kinh doanh vẫn chưa đủ, pháp luật Việt Nam còn có yêu cầu riêng đối với dự án đầu tư bất động sản quy định tại Điều 12 Luật kinh doanh bất động sản 2014 để ràng buộc doanh nghiệp FDI như sau:
· Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
· Trình tự, thủ tục đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, đô thị, nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
· Dự án đầu tư bất động sản phải được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Phạm vi kinh doanh bất động sản mà doanh nghiệp FDI không được thực hiện
Doanh nghiệp FDI đầu tư kinh doanh bất động có một số hạn chế so với doanh nghiệp trong nước đó là không được quyền mua nhà để bán lại, mua để cho thuê, cho thuê mua; không được thuê đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để xây nhà, công trình sau đó cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất; không được nhận đất chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụ công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để xây dựng nhà, công trình sau đó kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất,..
Hạn chế này mục đích chính là bảo vệ doanh nghiệp trong nước, tránh bị các tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới, sử dụng sức mạnh kinh tế khổng lồ của mình để đè bẹp những doanh nghiệp nhỏ hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét