Một người có quyền yêu cầu tòa án công nhận ly hôn theo quy định của pháp luật. Sau khi nộp đơn xin ly hôn phân chia tài sản. Tòa án sẽ thụ lý và thực hiện các thủ tục liên quan như giải quyết con chung, chia tài sản của vợ chồng…
Các hình thức yêu cầu tòa án công nhận ly hôn
Hiện tại khi muốn ly hôn thì chúng ta có thể thực hiện thông qua hai hình thức: Thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn.
Thuận tình ly hôn
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản. Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận đồng thuận ly hôn
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân gia đinh:
- Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;
- Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Theo khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, đối với trường hợp thuận tình ly hôn, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp Huyện nơi mà vợ hoặc chồng cư trú.
Khi nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành mời hai bên vợ chồng lên làm việc. Sau đó Tòa án ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Đây là thủ tục ly hôn được thực hiện nhanh chóng, và thủ tục đơn giản. Tòa án cũng khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết.
Đơn phương ly hôn
Khi ly hôn mà các bên không đạt được sự thỏa thuận về việc ly hôn, con chung cũng như phân chia tài sản. Các bên có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cũng như các vấn đề trên một bản án theo quy định của pháp luật.
Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự như một vụ án dân sự. Qúa trình giải quyết ly hôn có thể kéo dài có khi lên tới cả năm mới giải quyết xong.
Đối với trường hợp này, căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án Huyện nơi người bị kiện (bị đơn cư trú) hoặc hai vợ chồng có thể thương lượng với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi người khởi kiện cư trú giải quyết vụ án ly hôn.
Trình tự giải quyết ly hôn tại tòa án.
Theo quy định của BLTTDS 2015, trình tự giải quyết ly hôn tại tòa án theo yêu cầu của một bên được thực hiện như sau:
- Sau khi đã xác định được tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết, người có yêu cầu làm đơn theo mẫu đơn xin ly hôn theo quy định sẵn nộp cho tòa án.
- Tòa án xem xét thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên
- Tòa án tiến hành hòa giải
- Trường hợp hòa giải không thành tòa án đưa ra xét xử vụ án ly hôn. Tiền hành phân chia tài sản chung và quyền nuôi con của các bên.
Cách viết đơn ly hôn chia tài sản đúng quy định của pháp luật.
Đơn ly hôn chia tài sản cũng giống đơn khởi kiện vì nội dung trong đó phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi làm đơn yêu cầu ly hôn chia tài sản chúng ta phải cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015.
Khi chúng ta điền các nội dung vào trong lá đơn một cách đầy đủ và chính xác thì có thể nắm quyền chủ động khi tòa án giải quyết:
- Phải đảm bảo tính chính xác của đơn ly hôn vì đó là căn cứ để tòa giải quyết yêu cầu của bạn.
- Đưa ra các bằng chứng chồng hoặc vợ của bạn là nguyên nhân dẫn đến cuộc hôn nhân tan vỡ như ngoại tình, nhậu nhẹt, đánh đập vợ con. Đó là yếu tố để tòa án xem xét lỗi để khi chia tài sản sẽ ưu tiên cho bạn.
- Đưa ra các yêu cầu về quyền nuôi con, phân chia tài sản, nhà đất, các khoản nợ….
Bên cạnh những thông tin cơ bản đó, chúng ta cần điền đầy đủ và rõ ràng các thông tin khác có liên quan như:
- Tòa án có thẩm quyền nhận đơn
- Nhân thân của của vợ chồng là đối tượng giải quyết ly hôn
- Thông tin về cuộc hôn nhân (Kết hôn năm nào, nguyên nhân đổ vỡ)
- Con chung của hai vợ chồng, có bao nhiêu đứa con, mấy tuổi;
- Tài sản chung gồm những gì, từ đâu mà hình thành khối tài sản này, công sức đóng góp của các bên như thế nào đối với khối tài sản ói trên;
- Nhà đất chung ở đâu, diện tích bao nhiêu, được mua, chuyển nhượng vào thời điểm nào; do ai đứng tên;
- Các khoản nợ chung nếu có.
Càng thể hiện đầy đủ thì sẽ giúp cho quá trình giải quyết vụ án của tòa trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tránh trường hợp phải thẩm định, thu thập chứng cứ nhiều lần gây mất thời gian.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn sao cho đúng với quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí. Cảm ơn đã theo dõi bài viết./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Hướng dẫn viết đơn ly hôn chia tài sản
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm
March 23, 2020 at 01:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét