Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú được quy định tại Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp có con với người đã lập gia đình vẫn có thể tiến hành thủ tục khai sinh và để trống cột tên cha (tên mẹ). Qua bài viết này, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu một số quy định pháp luật liên quan đến việc khai sinh cho con ngoài giá thú.
1.Thế nào là
con ngoài giá thú
1.1.Định nghĩa
Con ngoài giá thú là con không sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp (thời điểm có Giấy chứng nhận kết
hôn).
Con ngoài giá thú là con không sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
1.2.Chứng minh
Chứng cứ, chứng minh quan hệ cha, mẹ và
con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP, gồm có:
·
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
·
Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư
từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con và
·
Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có
ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Đây cũng là những căn cứ để tiến hành khai
sinh cho con sau này.
2.Thủ tục làm
giấy khai sinh cho con ngoài giá thú
2.1.Trình tự
Thủ tục thực hiện được quy định tại Điều
16 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:
Bước 1: Người đi
đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan
đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư
pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của
Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai
sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai
sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Bước 4: Nhận kết quả tại (bộ
phận một cửa) Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Lưu ý:
·
Trường hợp không có
giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
·
Nếu không có người làm
chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
·
Trường hợp khai sinh
cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có
thẩm quyền lập;
·
Trường hợp khai sinh
cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ
theo quy định pháp luật.
2.2. Giấy tờ cần
có:
Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú gồm:
·
Tờ khai đăng ký khai
sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
·
Giấy chứng sinh hoặc
giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ
tịch;
·
Chứng cứ chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
·
Các giấy tờ khác,
trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16
và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp xã; và
·
Theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
·
Nội dung đăng ký khai
sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai
sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu
cầu.
Cơ sở pháp lý: Luật Hộ tịch
2014; Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 15/2015/TT-BTP,
2.3.Cách thay đổi, bổ sung thông tin trong giấy khai
sinh
Trường hợp cần thay đổi thông tin con ngoài giá thú, thẩm quyền
thay đổi, cải chính thông tin hộ tịch cho người dưới 14 tuổi thuộc về UBND cấp
xã nơi đăng ký hộ tịch (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014)
Điều kiện của việc thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
·
Việc thay đổi
họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ
trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp thay đổi tên đệm, tên họ của con thì phải có sự đồng ý của cha mẹ
Thủ tục đăng
ký thay đổi, cải chính hộ tịch (Điều 28 Luật Hộ tịch 2014)
Bước 1 : Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra tính hợp lệ
của giấy tờ trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ trên.
·
Nếu thấy việc thay
đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật thì ghi
vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào
Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu
cầu.
·
Trường hợp thay đổi,
cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì
công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy
khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
·
Trường hợp cần phải
xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Lưu ý:
·
Trường hợp đăng ký
thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy
ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ
tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Thủ tục bổ
sung hộ tịch (Điều 29 Luật Hộ tịch 2014)
Bước 1: Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu
quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch
ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký
tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho
người yêu cầu.
·
Trường hợp bổ sung vào
Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội
dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
3.Làm giấy khai sinh cho con với người đã có vợ
(hoặc chồng) như thế nào?
Nếu “cha mẹ” chưa kết hôn hoặc có
con với người đã có gia đình, khi khai sinh bỏ trống tên cha thì khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc
tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần
ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn
khai sinh cho con mang họ cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:
·
Thủ tục nhận cha con
(quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
·
Thủ tục đăng ký khai
sinh cho con.
Theo đó, người yêu cầu nhận con cần chuẩn bị
·
Giấy tờ, tài liệu
chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
·
Bản sao giấy tờ chứng minh
nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân
nước láng giềng.
4.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực
khai sinh:
Trong phạm vi 60 ngày kể từ ngày trẻ
sinh, nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh,
thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
Nếu không
thực hiện trong thời gian nêu trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Cụ thể,
người nào có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc
đăng ký đúng thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo.
Trên đây là toàn bộ nội
dung tư vấn của chúng tôi đối với việc khai sinh cho con ngoài giá thú. Trong
trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề pháp lý liên quan đến việc khai sinh cho
con, hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh
chóng. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tận tâm trợ giúp Quý khách hàng.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn kiện đòi bồi thường thanh xuân và công sức nội trợ gia đình khi ly hôn
- Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại ly hôn phân chia thế nào?
- Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét