Thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn là thủ tục khá phức tạp vì tùy theo độ tuổi của con mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Nhằm giúp quý độc giả giải đáp những thắc mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục sang tên, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin dưới bài viết này
Khi bố mẹ ly hôn, thủ tục sang tên nhà cho con được tiến hành như thế
nào?
1. Nguyên
tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
2014, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được tiến hành như
sau:
·
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận
·
Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án tiến hành giải quyết
·
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo
thỏa thuận đó
·
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi
nhưng có tính đến các yếu tố về hoàn cảnh, công sức đóng góp, lợi ích chính
đáng của các bên, lỗi của mỗi bên khi ly hôn.
·
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng
hiện vật
·
Trường hợp không chia được bằng hiện vật
thì chia theo giá trị
·
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền
sở hữu của người đó
·
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn
giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản
thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó
2. Thủ
tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn
2.1.
Điều kiện thực hiện quyền tặng cho tài sản là nhà ở
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013, để thực hiện quyền tặng cho tài sản là nhà ở, cha mẹ cần đáp ứng các điều kiện sau:
·
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất
·
Đất không có tranh chấp
·
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo
đảm thi hành án
·
Nhà đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất.
2.2.
Thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn
Khi bố mẹ ly
hôn, cách thức chuyển giao tài sản cho con phổ biến nhất là tặng cho tài sản.
Vợ, chồng lập văn bản thỏa thuận với nhau về việc tặng cho tài sản, văn bản thỏa
thuận phải đem đi công chứng, chứng thực. Sau đó, bố mẹ tiến hành thủ tục sau:
1. Chuẩn
bị hồ sơ để sang tên tại phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng tài nguyên môi trường
2. Nếu
hồ sơ thiếu sót hoặc không phù hợp thì yêu cầu bổ sung và nêu rõ lý do.
3. Nếu
hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì sẽ thụ lý hồ sơ.
4. Văn
phòng đăng ký đất đai tiến hành gửi hồ sơ để xác định thuế và các nghĩa vụ tài
chính phải thực hiện đối với bên yêu cầu.
5. Sau
khi hoàn tất thì tiến hành điều chỉnh lại thông tin theo đơn đề biến động và cấp
giấy chứng nhận cho con là người sử dụng đất hoặc nhà ở theo quy định của pháp
luật.
Để thực
hiện quyền tặng cho tài sản là nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện luật định
3. Thủ
tục tặng cho tài sản cho con chưa thành
niên
khi ly hôn
Các quy
định trong pháp luật đất đai không giới hạn độ tuổi đứng tên nhà đất mà chỉ cần
người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất là được cấp và đứng tên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật dân sự có quy định hạn
chế người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến
bất động sản mà phải thông qua người đại diện.
·
Giao dịch dân sự của
người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập,
thực hiện.
·
Cha mẹ làm người đại diện đương nhiên của con chưa thành niên
Như vậy,
con dưới 6 tuổi vẫn có thể đứng tên trên sổ đỏ tuy nhiên thủ tục để đứng tên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tiến hành thông qua người đại diện theo
pháp luật là cha mẹ. Trường hợp cha, mẹ ly hôn và không muốn bên còn lại đứng
tên trên giấy tờ nhà thì cha mẹ phải tìm người đại diện theo pháp luật khác xác
lập giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trường
hợp con từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, căn cứ theo khoản 3 Điều 21
Bộ luật dân sự 2015, con có thể đứng tên trên giấy tờ nhà đất nhưng việc đứng
tên phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ.
Trường
hợp con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, căn cứ theo khoản 4 Điều
21 Bộ luật dân sự 2015, con có quyền đứng tên nhà ở nhưng phải được sự cho phép
của người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ.
Cần lưu ý, theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, trong
giao dịch dân sự, một bên không thể tham gia với nhiều tư cách pháp lý vừa là
bên tặng cho vừa là người đại diện cho bên nhận tặng cho. Tránh trường hợp bị
trả lại hồ sơ, bố mẹ cần chọn người còn lại không đứng tên sở hữu căn nhà để
đại diện cho con. Trường hợp bố mẹ đồng sở hữu căn nhà thì tìm người giám hộ
khác có tư cách pháp lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013,
thủ tục tặng cho tài sản cho con chưa thành niên khi ly hôn được tiến hành như
sau:
1. Bố,
mẹ xin Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với căn nhà tặng cho.
2. Bố,
mẹ lập hợp đồng tặng cho có công chứng, chứng thực (khi công chứng phải mang
theo các giấy tờ về nhân thân cũng như giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con
như: chứng minh nhân dân, sổ đỏ, sổ
hộ khẩu, giấy khai sinh)
3. Người
đại diện của con kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho
4. Cả
hai vợ chồng phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho (nếu là tài
sản chung).
5. Nộp
hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường
cấp huyện nơi có đất thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận không
quá 30 ngày.
Con
chưa thành niên phải có người đại diện theo pháp luật khi tiến hành thủ tục
sang tên
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi tư vấn về thủ
tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn. Mọi ý kiến thắc mắc cũng như cần tư
vấn xin liên hệ hotline để được luật sư giải đáp. Cảm ơn quý độc giả đã theo
dõi.
Có thể bạn quan tâm:
- Tư vấn giải quyết khi vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn
- Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào ?
- Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét