Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Tư vấn giải quyết khi vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn


Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có thể tiến hành khởi kiện ly hôn. Vậy trình tự thủ tục ly hôn đơn phương được tiến hành như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây


 Khi vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có thể khởi kiện ly hôn.

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương được xác định như sau:
Thẩm quyền thep cấp tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về ly hôn
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ:
·       Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức
·       Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết
Như vậy thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

2. Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất 2020

Căn cứ tại Điều 10, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ly hôn đơn phương được tiến hành như sau:
·       Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
·       Trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
·       Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
·       Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án đình chỉ việc giải quyết vụ án
·       Nếu không hòa giải được, tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
·       Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa
Thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm kéo dài từ 4-6 tháng, cấp phúc thẩm kéo dài từ 3-4 tháng .

3. Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt chồng

3.1. Trường hợp xác định được địa chỉ nơi cư trú của bị đơn

Căn cứ theo Điều 227,228  Bộ luật tố dụng dân sự 2015, trường hợp ly hôn đơn phương khi bị đơn vắng mặt nhưng xác minh được địa chỉ nơi cư trú của bị đơn thì giải quyết như sau:
  • Ở lần triệu tập đầu tiên, nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết vắng mặt bị đơn.
  • Trường hợp bị đơn vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa và thông báo cho các bên đương sự biết.
  • Ở lần triệu tập thứ hai, nếu bị đơn gặp trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tới tham dự phiên tòa thì Tòa án có thể ra quyết định tạm hoãn phiên tòa.
  • Nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Như vậy, trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì vụ án ly hôn của vợ chồng sẽ được Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn

3.2. Trường hợp không xác định được địa chỉ nơi cư trú của bị đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, quy định:
·       Trường hợp nguyên đơn không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn.
·       Trường hợp bị đơn thay đổi nơi cư trú mà không thông báo cho nguyên đơn biết về nơi cư trú mới thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án.
·       Trường hợp Tòa án đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn nhưng nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn theo quy định của pháp luật.
·       Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án
Như vậy, trường hợp người khởi kiện không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì đây sẽ là căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện, Tuy nhiên, nếu người khởi kiện ghi rõ được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

 4. Hướng dẫn viết hồ sơ ly hôn đơn phương

 
Đơn xin ly hôn theo mẫu ban hành của Tòa án nhân dân tối cao
Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm:
·       Đơn xin ly hôn
·       CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
·       Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực)
·       Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực)
·       Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản)
·       Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Về án phí: Căn cứ theo Nghị quyết 326/2016 về án phí lệ phí Tòa án, đương sự phải có nghĩa vụ nộp án phí tại Tòa án sơ thẩm. Mức án phí phải nộp sẽ căn cứ theo vụ án ly hôn có tranh chấp hay không, cụ thể:
·       Đối với vụ án ly hôn đơn phương không có tranh chấp về tài sản sẽ áp dụng án phí: 300.000 đồng
·       Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp thì căn cứ vào giá trị tài sản. Giá trị tài sản càng lớn thì mức án phí sẽ càng cao


Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi tư vấn về cách giải quyết khi vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được Luật sư tư vấn và giải đáp chi tiết. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi.

Tham khảo thêm:

#dothanhlam. luật sư Đỗ Thanh  Lâm thành viên Đoàn luật sư TP.HCM và hiện đang làm Luật sư cộng sự tại Công ty Luật Long Phan PMT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét