Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng là một trong những thủ tục cần thiết cho mọi người trước khi bước vào thời kỳ hôn nhân. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như hạn chế mọi rủi ro xảy ra, trước khi kết hôn các bên có quyền THỎA THUẬN xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Để làm rõ vấn đề này, Long Phan PMT gửi tới độc giả một số thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng.

thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Quyền thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Mọi công dân Việt Nam đều có quyền thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn. Trong trường hợp này, chế độ tài sản được áp dụng theo thỏa thuận. Nội dung trong thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng không trái quy định của pháp luật.

 Xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trong trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng;
  • Hai bên thỏa thuận, thống nhất xác lập chế độ tài sản vợ chồng;
  • Thời điểm thỏa thuận xác lập chế độ tài sản là trước khi kết hôn;
  • Thỏa thuận phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ – CP, vợ chồng có thể thỏa thuận về chế độ tài sản các nội dung sau:

  • Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận xác định tài sản chung và tài sản riêng cũng như quyền sở hữu tài sản trong nội dung thỏa thuận theo hướng dẫn về xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận;
  • Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản dùng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn và không vi phạm các trường hợp luật định thỏa thuận vô hiệu.

hiệu lực xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng có hiệu lực từ ngày đăng ký kết hôn

Hồ sơ đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Hồ sơ thực hiện công chứng thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Dự thảo Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản đó;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có (ví dụ như: hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng).

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận tài sản vợ chồng

Sửa đổi, bổ sung thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Sau khi thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền tự do thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định (Điều 17 Nghị định 126/2014). Như vậy, pháp luật không giới hạn phạm vi thay đổi nội dung trong thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng.

Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp sau đây (Điều 15 Luật HNGĐ 2014):

  • Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  • Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng.
  • Nội dung thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình

Tại sao cần có Luật sư giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng?

chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Vai trò của luật sư trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản vợ chồng

Các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng mặc dù được đôi bên tự do thỏa thuận hoặc áp dụng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khó tránh khỏi hậu quả phát sinh khi các sự kiện pháp lý xảy ra dẫn đến việc phân chia hay tranh chấp tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó, cần phải có 1 bên thứ ba đứng ra để đảm bảo cho hành lang pháp lý trong các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được chặt chẽ, hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra và đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh khi xuất hiện hậu quả. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, luật sư sẵn sàng hỗ trợ, giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng từ thời điểm tiền hôn nhân đến sau hôn nhân. Cụ thể:

  • Tư vấn, soạn thảo thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng theo yêu cầu;
  • Đảm bảo về mặt pháp lý các giao dịch và giấy tờ liên quan đến giao dịch tài sản của vợ chồng;
  • Tư vấn thủ tục ly hôn, yêu cầu chia tài sản ly hôn
  • Đại diện nguyên đơn tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

Nhìn chung, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho người đọc về thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập tài sản của vợ chồng, cũng như tầm quan trọng của luật sư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, mời liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 để được Tư vấn Hôn nhân và Gia đình tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



February 28, 2021 at 01:25PM

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp là một điều mà các cặp đôi trước khi kết hôn rất quan tâm. Tính chất pháp lý của loại hợp đồng này được quy định như thế nào trong khi chưa có luật nào quy định về loại hợp đồng này. Vậy hợp đồng hôn nhân có HỢP PHÁP không? Các quy định liên quan đến loại hợp đồng này như thế nào? Mời bạn đọc xem tiếp ở dưới.

hộp đồng hôn nhân có được công nhận

Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

Quy định chung về hợp đồng hôn nhân

Hợp đồng hôn nhân là gì?

Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự quy định về khái niệm hợp đồng thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Còn theo khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Từ hai căn cứ trên, có thể định nghĩa hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Pháp luật Việt Nam có công nhận hợp đồng hôn nhân?

Hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận của vợ và chồng về quan hệ hôn nhân. Chế độ hôn nhân gồm các quy định về kết hôn, ly hôn, quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng, các vấn đề về thừa kế,… Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề hợp đồng hôn nhân ngoài thỏa thuận về chế độ tài sản trước, trong và sau thời kỳ hôn nhân.

Việc xác lập quan hệ hôn nhân dựa trên các điều kiện của Luật hôn nhân và gia đình đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên đối với các trường hợp kết hôn nhằm mục đích che dấu các mục đích khác như xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Chứng nhận đăng ký kết hôn

Điều kiện ký hợp đồng hôn nhân

Điều kiện để ký hợp đồng hôn nhân hay nói cách khác là điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân và các vấn đề liên quan tới quan hệ hôn nhân, đối với thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, căn cứ theo Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thứcvăn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Hậu quả của việc hủy kết hôn giả tạo

Hủy kết hôn giả tạo có thể căn cứ theo Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

  • Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Đối với việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình và tại các Điều 2,3,4 tại Thông tư liên tịch 01/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về các căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật, thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

điều kiện ký hợp đồng hôn nhân đúng luật

Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình

Vai trò luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình

  • Tư vấn về pháp luật hôn nhân, giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề quan hệ hôn nhân.
  • Soạn thảo thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cho khách hàng.
  • Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ tại tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Cùng khách hàng tham gia các buổi thỏa thuận tài sản.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng.
  • Những công việc pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không? Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc quan hệ hôn nhân hoặc muốn Tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ Luật sư hôn nhân và gia đình của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cám ơn.



February 26, 2021 at 07:30AM

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân

Thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là một trong nhưng thủ tục cần thiết để phân chia TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG của vợ chồng. Tuy nhiên đối với thủ tục này thì pháp luật quy định như thế nào, thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân có gì cần lưu ý? Mời bạn đọc xem tiếp ở bài viết dưới đây.

thỏa thuận tài sản trước hôn nhân
Thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân

Quy định pháp luật hôn nhân

Theo quy định pháp luật, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, theo đó hôn nhân xuất phát từ tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Về các sự kiện pháp lý liên quan dẫn tới quan hệ hôn nhân:

  • Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).
  • Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).

quy định pháp luật về hôn nhân

Pháp luật hôn nhân

Pháp luật chia tài sản khi kết hôn

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được căn cứ tại Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:

  • Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
  • Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

LƯU Ý: Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung tại điều này.

Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân

Điều kiện thỏa thuận

Về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, căn cứ theo Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bảncông chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Trình tự, thủ tục thỏa thuận

Nội dung cần có trong thủ tục thỏa thuận tài sản trước hôn nhân:

  • Xác định tài sản là tài sản chung, hay tài sản riêng của vợ chồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản và các giao dịch liên quan;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Quyền thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ và chồng;
  • Các nội dung khác.

thủ tục thỏa thuần tài sản trước hôn nhân

Luật sư tư vấn hôn nhân

Luật sư tư vấn thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân

  • Tư vấn về việc kết hôn, giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề tài sản hôn nhân.
  • Soạn thảo thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cho khách hàng.
  • Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ tại tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Cùng khách hàng tham gia các buổi thỏa thuận tài sản.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng.
  • Những công việc pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc Thủ tục thực hiện thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc kết hôn hoặc muốn Tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ Luật sư hôn nhân và gia đình của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cám ơn.



February 25, 2021 at 01:40PM

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ như thế nào? Hiện nay vấn đề sống chung như vợ chồng và có con nhưng không đăng ký kết hôn đang diễn ra khá phổ biến. Vậy nếu khi không đăng ký kết hôn như vậy thì vấn đề con cái được pháp luật quy định ra sao? Ai sẽ là người được quyền nuôi con và thủ tục để giành quyền nuôi con được xử lý ra sao? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài đọc dưới đây sẽ giải quyết về vấn đề đó.

Thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn

Những vấn đề pháp lý khi không đăng ký kết hôn

Những vấn đề pháp lý khi không đăng ký kết hôn

Thế nào là không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy được xem là không đăng ký kết hôn.

Những bất lợi về mặt pháp lý khi không đăng ký kết hôn

  • Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy…
  • Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
  • Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…

Do đó, khi có tranh chấp phát sinh thì việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chủ yếu được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thế nhưng, việc giải quyết quan hệ tài sản này phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung sẽ được xem như lao động có thu nhập.

Dưới góc độ xã hội, việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký hoặc sống thử sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị của các quy định pháp luật, ý thức thực thi pháp luật cũng như làm giảm giá trị, ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn.

Thủ tục giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:

  • Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên
  • Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Quy tăc về quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

>>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Khi Không Có Đăng Ký Kết Hôn

Làm sao để giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

>>> Xem thêm: Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án.

Vai trò của Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Trong trường hợp khách hàng muốn giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc giành quyền nuôi con theo Luật Hôn nhân và Gia đình và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hướng dẫn để tìm ra các hướng tốt nhất để giành quyền nuôi con
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan
  • Các công việc khác theo yêu cầu

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



February 22, 2021 at 10:56AM

Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào khi đối với người Việt Nam chữ hiếu luôn có vai trò quan trọng, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại không ít những đứa con bất hiếuhành vi ngược đãi cha mẹ của mình. Hãy cùng Long Phan PMT tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào

Hành vi ngược đãi cha mẹ

Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ

Nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ được quy định tại Điều 70, 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:

  • Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
  • Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình
  • Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi cha mẹ

Theo quy định của pháp luật thì hành vi ngược đãi được hiểu là hành vi không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như:

  • Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, bắt chịu rét, mặc rách, mặc dù có điều kiện.
  • Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

Căn cứ và tính chất, mức độ khác nhau của hành vi con cái ngược đãi đối với cha mẹ mà người có hành vi sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Người có hành vi ngược đãi cha mẹ mình thì ở mức bị xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

  • Phòng, chống bạo lực gia đình thì nếu đánh đập, gây thương tích cho bố mẹ và những người khác trong gia đình thì sẽ bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích, hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu
  • Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.

trách nhiệm hình sự khi ngược đãi cha mẹ

Mức xử phạt cho hành vi ngược đãi cha mẹ

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Ly Hôn Khi Bị Chồng Bạo Hành Đánh Đập

Trách nhiệm hình sự khi ngược đãi cha mẹ

Hành vi ngược đãi cha mẹ bên cạnh bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

  • Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù
  • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành ngược đãi cha mẹ theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn về ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư hỗ trợ khách hàng các công việc cụ thể sau:

  • Tư vấn về mức xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự với hành vi ngược đãi cha mẹ
  • Tư vấn hướng giải quyết khi cha mẹ bị con ngược đãi;
  • Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ khi bị ngược đãi;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý;
  • Đại diện tham gia tố tụng.
  • Các công việc pháp lý có liên quan khác

>>> Xem thêm: Có Được Yêu Cầu Bồi Thường Bị Bạo Hành Khi Ly Hôn

biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi ngược đãi cha mẹ

Luật sư tư vấn về ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

Trên đây là bài viết cụ thể vấn đề Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Cảm ơn bạn đã tìm hiểu về bài viết, nếu quý bạn đọc con bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề trên hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về hôn nhân gia đình vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư hôn nhân gia đình của Long Phan PMT Tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí. Trân trọng!



February 22, 2021 at 07:50AM

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con?

Cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con hay không là câu hỏi nhiều người đặt ra bởi con mình vì lý do nào đó mà con mình không muốn LY HÔN hoặc không thể tự mình ly hôn được. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc cha, mẹ thay con yêu cầu ly hôn.

quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật HNGĐ quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 56 Luật HNGĐ quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN LY HÔN KHI BỊ CHỒNG BẠO HÀNH ĐÁNH ĐẬP

yêu cầu ly hôn theo qui định pháp luật

Cha, mẹ thay con yêu cầu ly hôn

Điều kiện thực hiện quyền yêu cầu ly hôn cho con bị tâm thần

Khi con mình bị tâm thần, không còn khả năng nhận thức thì cha, mẹ có thể thay con yêu cầu Tòa án ly hôn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tình trạng của người bệnh đã đến mức không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Để chứng minh cần có các tài liệu, giấy tờ do cơ sở y tế cấp trong đó có kết luận, chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh lý. Nếu người đó đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần cung cấp Quyết định cho Tòa án khi làm thủ tục ly hôn.
  • Người bệnh tâm thần phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy, người yêu cầu Tòa án ly hôn cho người bị tâm thần phải chứng minh có hành vi bạo lực và hậu quả của hành vi bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị tâm thần.
  • Chủ thể thực hiện quyền ly hôn cho người tâm thần là cha, mẹ, người thân thích của người bị mắc bệnh tâm thần.

LƯU Ý: Hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật chống bạo lực gia đình gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Về ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị tâm thần hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Do đó, xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực dựa theo chứng cứ của các bên mà Tòa án quyết định.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT HOẶC HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn

Luật sư giải quyết ly hôn

Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn

Tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.

Và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.

Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Luật sư hỗ trợ vấn đề cha mẹ yêu cầu ly hôn thay cho con

Khi cha, mẹ có nhu cầu thay con yêu cầu Tòa án ly hôn mà không hiểu rõ về quy định, trình tự, thủ tục thì Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Cung cấp các quy định pháp luật về cha. mẹ thay con yêu cầu Tòa án ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ yêu cầu ly hôn.
  • Tư vấn để cha, mẹ có thể đáp ứng các điều kiện yêu cầu ly dị thay cho con.
  • Hỗ trợ các giấy tờ cần thiết để cha, mẹ đủ điều kiện yêu cầu ly hôn thay con.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con không. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề yêu cầu ly hôn thay cho người khác hay các vấn đề liên quan cần tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



February 20, 2021 at 07:57AM

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Có được ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai hay không?

Trong cuộc sống hôn nhân, việc NGOẠI TÌNH là một nguyên nhân chính dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình nhanh nhất. Một trong những vấn đề xoay quanh việc ly hôn được mọi người quan tâm là việc người chồng có được ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được quy định về vấn đề này.

Thủ tục ly hôn vợ ngoại tình mang thai

Vợ ngoại tình mang thai

Quy định về việc ly hôn vợ ngoại tình mang thai

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng và được pháp luật ghi nhận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai.

Mặc dù vậy nhưng có một vài trường hợp đặc biệt thì quyền này bị pháp luật hạn chế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người chồng sẽ không có quyền được ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trường hợp vợ ngoại tình mang thai, thai nhi trong bụng không phải là của người chồng nhưng người chồng trong trường hợp này cũng không được ly hôn vợ tại thời điểm này vì người chồng đang bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Khi nào có thể ly hôn?

Pháp luật có hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Vậy người chồng có thể tiến hành ly hôn khi:

Ly hôn khi con đủ 12 tháng tuổi

Khi người vợ sinh con và gười chồng có thể đợi đến khi người con đủ 12 tháng tuổi thì có quyền yêu cầu xin ly hôn vì pháp luật chỉ hạn chế quyền trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ khi con được sinh ra.

Trong thời gian chờ con đủ 12 tháng tuổi, nếu việc ngoại tình của vợ khiến hai người cảm thấy căng thẳng, khó chịu, không thể chung sống với nhau thì cả hai có thể ly thân để tránh xảy ra các mâu thuẫn không cần thiết và để người vợ có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai.

Vợ có quyền ly hôn

Pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng chứ không hề hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Trường hợp này, người vợ mặc dù đang mang thai nhưng họ vẫn có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn và Tòa có thể đồng ý giải quyết yêu cầu này.

Người chồng có thể đề nghị, thương lượng với người vợ  để cô ấy chủ động yêu cầu ly hôn tại Tòa án.

Ly hôn khi con đủ 12 tháng tuổi

Ngoại tình ly hôn

Thủ tục ly hôn

Sau khi có thể yêu cầu ly hôn, người chồng cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cũng như nắm trình tự thủ tục để tiến hành ly hôn.

Hồ sơ ly hôn

Hồ sơ ly hôn bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Chứng cứ ngoại tình của người vợ;
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực, nếu có con chung);
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con (nếu có).

>>> Có thể quan tâm: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Trình tự thủ tục khởi kiện

Các bước tiến hành thủ tục:

  • Chuẩn bị hồ sơ.
  • Nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cùng với bản sao chứng cứ ngoại tình của chồng cùng giấy chứng nhận kết hôn và giấy chứng nhận tài sản chung của hai người;
  • Tòa án xem xét đơn và thụ lý vụ án để giải quyết. Trường hợp Tòa án không nhận đơn và từ chối thụ lý vụ án thì Tòa phải ra thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do;
  • Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn;
  • Ra bản án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân.

Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ vào Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn là Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú gồm nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và nơi làm việc.

Tư vấn của luật sư về ly hôn vợ ngoại tình mang thai

Ly hôn vợ ngoại tình

Tư vấn của luật sư về ly hôn vợ ngoại tình mang thai

Luật sư có thể hỗ trợ khách làm tiến hành làm các thủ tục:

  • Tư vấn cho khách hàng về vấn đề ly hôn;
  • Tìm hướng giải quyết và hỗ trợ cho khách hàng;
  • Chuẩn bị cho khách hàng những giấy tờ, biểu mẫu;
  • Soạn thảo đơn từ liên quan đến vụ việc ly hôn;
  • Giúp khách hàng chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ;
  • Thu thập các chứng cứ người vợ ngoại tình mang thai để giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT LY HÔN

Trên đây là những gì mà chúng tôi tổng hợp được về ly hôn với người vợ ngoại tình mang thai. Nếu bạn đọc còn những thắc mắc chưa nắm rõ về vấn đề  hôn ngoại tình này thì hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật về hôn nhân gia đình chi tiết miễn phí. Đội ngũ luật sư tại công ty Luật Long Phan PMT sẽ nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.



February 18, 2021 at 10:19AM

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên là quy định của pháp luật nhằm bảo vệ con chưa thành niên khỏi cha mẹ có lối sống sa đọa, tính cách, nhân phẩm không tốt để tránh có những tác động xấu, ảnh hưởng đến con chưa thành niên, cản trở sự phát triển của con. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.

bảo vệ con chưa thành niên khỏi cha mẹ

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được quy định tại các Điều 86, 87, 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
  • Phá tán tài sản của con
  • Có lối sống đồi trụy
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN GIÁM HỘ

cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp nào

Cha mẹ bạo hành con

Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ

Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN GIÀNH QUYỀN GIÁM HỘ CHO NGƯỜI THÂN

hậu quả pháp lý của việc cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Hậu quả pháp lý việc cha, mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

  • Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  • Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
  • Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

>>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Riêng Của Con Chưa Thành Niên

Luật sư tư vấn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

  • Tư vấn về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Hỗ trợ các thủ tục yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản và các giấy tờ liên quan để nộp cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trường hợp nào?. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay cần sự trợ giúp của luật sư hôn nhân gia đình hỗ trợ Tư vấn Luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



February 17, 2021 at 01:06PM

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết ra sao? Có thể thấy ngày nay, ly hôn không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay, các truyền thống gia đình ngày càng mai một. Nhưng ly hôn thật sự cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên thủ tục ly hôn diễn ra như nào? Các vấn đề về cấp dưỡng nuôi con hay thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con xử lý ra sao? Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn điều đó.

Thủ tục cấp dưỡng sau ly hôn

Thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Vấn đề pháp lý liên quan đến người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn

Theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con.

Thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con

Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Do vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì đây là nghĩa vụ mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện khi ly hôn.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi này sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu cũng không giới hạn số tiền bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Bởi vậy, tùy vào thu nhập, khả năng thực tế, nhu cầu thiết yếu của người con… để quyết định mức cấp dưỡng. Do đó, nếu không thỏa thuận được, người trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi yêu cầu cấp dưỡng, mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nếu có lý do chính đáng.

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Để thực hiện việc yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con
  • Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND
  • Giấy tờ chứng minh các điều kiện: thu nhập
  • Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (Giấy tờ vay nợ, viện phí khám sức khỏe,…)

Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được gửi tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, trừ trường hợp một bên (hoặc cả hai bên) đương sự ở nước ngoài. Có thể gửi hồ sơ bằng các phương thức sau:

  • Gửi trực tiếp tại TAND;
  • Gửi đến TAND theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). (Khoản 1 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khôngthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Người nộp hồ sơ được nhận thông báo về kết quả về việc xử lý đơn.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015 để làm rõ vụ án và tiến hành thủ tục sau đây:

  • Tòa án triệu tập các bên đương sự để lấy lời khai, làm rõ tình tiết trong hồ sơ vụ án.
  • Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án (bao gồm án phí), Tòa án lập Biên bản hòa giải thành, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự (Điều 212 BLTTDS 2015). Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

  • Tòa án mở phiên tòa giải quyết vụ án trong trường thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử (có lý do chính đáng thời hạn này là 02 tháng).

Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, khả năng của các bên để xem xét chấp nhận hay bác yêu cầu về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Thay đổi mức cấp dưỡng

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Vai trò của Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Trong trường hợp khách hàng muốn thay đổi mức cấp dưỡng cho con, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
  • Các công việc khác theo yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH miễn phí. Xin cảm ơn!



February 16, 2021 at 10:47AM

Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?

Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào là câu hỏi nhiều người đặt ra khi cuộc sống vợ chồng không còn duy trì được nữa, có ý muốn LY HÔN nhưng không được phép và muốn biết làm thế nào để đủ điều kiện ly hôn theo pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trên cho bạn đọc.

không được phép ly hôn trong trường hợp nào

Các trường hợp không được phép ly hôn

Quy định của pháp luật về ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật HNGĐ quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN LY HÔN KHI BỊ CHỒNG BẠO HÀNH ĐÁNH ĐẬP

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Điều 56 Luật HNGĐ 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

ly hôn theo yêu cầu của một bên

Ly hôn

Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thật sự là đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng hay không. Do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh những vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/sinh con/đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

>>> Xem thêm: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT KHI THUẬN TÌNH LY HÔN

Điều kiện để được ly hôn theo quy định của pháp luật

Hành vi bạo lực gia đình

Để xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúng ta cần căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức sau:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục.
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

>>> Xem thêm: CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG BỊ BẠO HÀNH KHI LY HÔN

điều kiện để được ly hôn theo quy định của pháp luật

Bạo lực gia đình

Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng

Về tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được được:

  • Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn theo quy định.

Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

>>>  Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN KHI CÓ BẰNG CHỨNG NGOẠI TÌNH

Vai trò Luật sư tư vấn về việc ly hôn

  • Tư vấn về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục hòa giải ở cơ sở;
  • Tư vấn thủ tục ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục hòa giải tại Toà án;
  • Tư vấn các căn cứ cho Ly hôn;
  • Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa án.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?”. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về ly hôn hoặc cần sự giúp đỡ từ luật sư hôn nhân gia đình để được Tư vấn luật hôn nhân gia đình nói chung, xin vui lòng liên hệ hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



February 16, 2021 at 10:45AM

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Chồng có phải trả số nợ do người vợ lừa đảo không?

Người vợ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, khi đó người chồng có phải trả số nợ do vợ mình lừa đảo hay không? Có thể khởi kiện người chồng để yêu cầu trả nợ do vợ lừa đảo được không? Quy định pháp luật về nghĩa vụ chung của vợ/chồng trong trường hợp này thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Chồng có phải trả nợ do vợ lừa đảo

Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới

Các trường hợp vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Giao dịch được xác lập, thực hiện, chấm dứt thông qua việc đại diện giữa vợ và chồng
  • Giao dịch được xác lập, thực hiện, chấm dứt thông qua việc ủy quyền giữa vợ và chồng
  • Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
  • Giao dịch trong quan hệ kinh doanh doanh chung của vợ, chồng.
  • Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.

Nghĩa vụ chung của vợ, chồng về tài sản

Nghĩa vụ tài sản chung vợ chồng

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

>>> Xem thêm: Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Khi vợ lừa đảo chồng có phải trả nợ không?

Nếu như người chồng biết việc lừa đảo của vợ là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì khi đó người chồng phải chịu trách nhiệm liên đới số nợ đó cùng với vợ theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Nhưng nếu người chồng không biết về việc vợ lừa đảo và cũng hoàn toàn không tham gia trong việc lừa đảo thì khi đó người chồng sẽ không

phải chịu trách nhiệm đối với số nợ đó.

Tuy nhiên, nếu như có tài sản chung thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì khi tài sản riêng của vợ không đủ để trả nợ thì người chồng phải lấy phần tài sản của vợ trong khối tài sản chung của vợ chồng để trả nợ.

>>> Xem thêm: Chồng bán nhà đất thông qua ủy quyền vợ không biết thì có đòi được không

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người chồng khi bị kiện do vợ lừa đảo

Bảo vệ quyền lợi khi chồng bị kiện do vợ lừa đảo

Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.
  • Tư vấn về nghĩa vụ chung của vợ, chồng về tài sản.
  • Chuẩn bị hồ sơ cần thiết
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi nếu được khách hàng yêu cầu.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Nếu bạn đọc có thắc mắc về trách nhiệm liên đới nêu trên hoặc những vấn đề khác liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn!



February 11, 2021 at 01:30PM

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Con sinh ra sau ly hôn có được công nhận là con chung?

Con sinh ra sau ly hôn có được xác nhận là con chung? đang là vấn đề của rất nhiều cặp vợ chồng sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân vấp phải khi họ muốn nhận con hoặc muốn xác định nghĩa vụ của mình đối với con cái sau này. Vậy con sinh ra sau khi ly hôn được xác định như thế nào, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc.

con sinh ra sau khi ly hôn được xác nhận như thế nào

Con sinh ra sau khi ly hôn là con chung hay con riêng?

Quy định của pháp luật về ly hôn

Khái niệm

  • Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.
  • Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Căn cứ ly hôn

Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn.

Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất định. Theo quy định thì căn cứ để Tòa xem xét cho ly hôn là:

  • Khi xem xét yêu cầu ly hôn, Toà án xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn
  • Nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>>> Xem thêm: Mẫu Đơn Thuận Tình Ly Hôn Theo Quy Định Của Pháp Luật

Cách xác định con chung của vợ, chồng

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc xác định cha mẹ, con chung của vợ, chồng được xác định như sau:

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng.
  • Trong trường hợp con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, tức là con chung của vợ, chồng
  • Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con được sinh ra sau thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp trên là con chung của 2 người thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
  • Cha, mẹ của đứa trẻ có thể tự mình xác minh hoặc yêu cầu Tòa án xác định đứa trẻ là con mình.
  • Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

>>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

nghĩa vụ nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con chung sau khi ly hôn

  • Nếu đứa con đó đúng là con chung của vợ, chồng thì người vợ, chồng sẽ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có quyền, nghĩa vụ thăm nom và có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật.
  • Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
  • Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  • Nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
  • Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

>>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Chung Sau Ly Hôn

Luật sư hỗ trợ việc xác định con chung của vợ, chồng

quy định của pháp luật về ly hôn

Luật sư hỗ trợ khách hàng xác định con chung

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất về việc:

  • Tư vấn về cách xác định con chung của vợ chồng
  • Tư vấn về trường hợp vợ hoặc chồng không muốn nhận con
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con cái
  • Tư vấn về việc nhận con nuôi
  • Tư vấn về nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái của cha, mẹ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc con sinh ra sau ly hôn có được công nhận là con chung, nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung ly hôn hoặc muốn tìm kiếm những quy định pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình hỗ trợ Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình tận tình và miễn phí. Xin cảm ơn!



February 06, 2021 at 01:38PM

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Giải quyết ly hôn khi bị đơn là người nước ngoài không rõ địa chỉ

Giải quyết ly hôn khi bị đơn là người nước ngoài không rõ địa chỉ được pháp luật Tố tụng dân sự quy định cụ thể. Đây là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nên sẽ có nhiều khó khăn nếu như không hiểu rõ quy định của pháp luật. Để giải quyết vấn đề này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giải quyết ly hôn mà bị đơn là người nước ngoài không rõ địa chỉ

Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

  • Vụ án ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
  • Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam nhưng một trong hai vợ chồng đang sinh sống, làm việc hay học tập ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC CÔNG NHẬN BẢN ÁN LY HÔN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thủ tục ly hôn mà bị đơn là người nước ngoài

quy định của pháp luật về việc ly hôn

Thủ tục ly hôn mà bị đơn là nước ngoài không rõ địa chỉ

  1. Đương sự nộp hồ sơ về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  2. Sau khi nhận sự phân công của Chánh án tòa án, Thẩm phán xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo đương sự sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu cần.
  3. Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Thẩm phán.
  4. Thẩm phán triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.

Hướng giải quyết khi ly hôn với người nước ngoài không rõ địa chỉ

Theo khoản 2 Điều 473 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hướng giải quyết về việc KHÔNG xác định rõ địa chỉ của đương sự như sau:

  • Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN KHI MỘT BÊN Ở NƯỚC NGOÀI

Xử lý tài sản khi ly hôn

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi LY HÔN như sau:

  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng;
  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó;
  • Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản của Luật này;
  • Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

>>> Xem thêm: Ly Hôn Với Người Bỏ Đi Khỏi Nơi Cư Trú

Luật sư tư vấn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

tư vấn pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài

Luật sư giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Đối với vấn đề ly hôn với người nước ngoài không rõ địa chỉ, Luật sư sẽ giải quyết một cách hiệu quả bằng những kinh nghiệm trong nghề và vốn hiểu biết sâu sắc pháp luật. Cụ thể, Luật sư sẽ giải quyết các công việc sau:

  • Tư vấn pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn có bị đơn là người nước ngoài không rõ địa chỉ;
  • Soạn mẫu đơn ly hôn thuận tình với người nước ngoài;
  • Soạn mẫu đơn xin ly hôn với người nước ngoài.

Trên đây là bài viết giải quyết ly hôn mà bị đơn là người nước ngoài không rõ địa chỉ. Nếu như bạn còn gặp khó khăn về việc ly hôn với người nước ngoài không rõ địa chỉ hay có nhu cầu luật sư hôn nhân gia đình hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình thì hãy gọi đến chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn!



February 05, 2021 at 07:05AM