Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?

Câu chuyện muôn thuở về vấn đề con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không? luôn là đề tài để mọi người bàn tán. Nhiều người không hiểu rõ đều cho rằng con cái không có quyền chọn người nuôi dưỡng mà chỉ có cha mẹ mới có quyền quyết định. Do đó, bài viết dưới đây sẽ bổ sung một số kiến thức cho mọi người về đề tài này.

con cái chọn người nuôi dưỡng theo các quy định của pháp luật

Con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?

Các quy định của pháp luật về ly hôn

Các quy định của pháp luật về ly hôn được phân tích dựa trên hai ý sau:

Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể bao gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đơn yêu cầu ly hôn sẽ được Tòa án thụ lý theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.

Các trường hợp ly hôn

Ly hôn căn cứ theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định được chia làm hai loại như sau:

Thuận tình ly hôn: Điều 55 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn được chồng hoặc vợ gửi thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014. Trong trường hợp không hòa giải được thì Tòa án sẽ tiến hành theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 trong ba trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trường hợp 2: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trường hợp 3: Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên ở nước ngoài

Quy định pháp luật về việc nuôi dưỡng con sau khi cha mẹ ly hôn

Về quyền nuôi dưỡng con cái

Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn thuộc về Tòa án, khi vợ chồng không thỏa thuận được người sẽ trực tiếp nuôi con.

Ngoài ra, cũng tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định rằng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 84 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn, trong trường hợp nếu như có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn sẽ được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Vì vậy, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Điều 116 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận được căn cứ vào các yếu tố sau đây:

  • Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về phương thức cấp dưỡng. Cụ thể việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

>>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xác Định Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Khi Khởi Kiện Ly Hôn

Về xử lý vi phạm liên quan tới vấn đề nuôi dưỡng con

Điều 186 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
  • Đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ Luật Hình Sự 2015 mà còn vi phạm.

Ngoài ra, hành vi này còn bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
  • Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

xử lý vi phạm liên quan đến quyền nuôi con

Các quy định của pháp luật về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Quy định pháp luật về độ tuổi con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng

Về độ tuổi

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, độ tuổi mà con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng là từ 07 tuổi trở lên.

>>> Xem thêm: Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Về đơn trình bày nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng

Thông thường, Tòa án sẽ cho con từ đủ 07 tuổi trở lên trình bày nguyện vọng được sống cùng ai khi cha mẹ ly hôn bằng văn bản. Do mẫu đơn này không có mẫu sẵn nên văn bản thường được viết tay hoặc đánh máy và cho con ký vào. Một văn bản trình bày nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng cần phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên đơn.
  • Kính gửi tới ai?
  • Họ và tên người có nguyện vọng cần trình bày, ngày tháng năm sinh.
  • Địa chỉ sinh sống.
  • Là con của bố (họ và tên của bố) và mẹ (họ và tên của mẹ)
  • Nội dung trình bày ngắn gọn như hiện tại đang sống ở đâu? sống với ai? trong trường hợp bố mẹ ly hôn thì muốn được sống với ai?
  • Chữ ký của người có nguyện vọng cần trình bày.

luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn và chọn người nuôi dưỡng

Độ tuổi con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng

Thủ tục ly hôn và chọn người nuôi dưỡng được Luật sư xử lý thế nào?

Với nhiều luật sư tài năng và có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực thực hiện thủ tục ly hôn và chọn người nuôi dưỡng, Long Phan PMT tự tin có thể giải quyết các yêu cầu của Quý khách hàng về những vấn đề sau đây:

  • Thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn viết mẫu đơn xin ly hôn phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Giải quyết các yêu cầu về chọn người nuôi dưỡng nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.
  • Chuẩn bị hồ sơ để làm các công việc công chứng giấy tờ theo yêu cầu của Quý khách hàng.
  • Hỗ trợ các công việc pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là bài viết tổng hợp về các quy định của pháp luật liên quan tới việc con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình hỗ trợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 miễn phí. Xin cảm ơn.



February 04, 2021 at 10:04AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét