Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết ra sao? Có thể thấy ngày nay, ly hôn không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay, các truyền thống gia đình ngày càng mai một. Nhưng ly hôn thật sự cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên thủ tục ly hôn diễn ra như nào? Các vấn đề về cấp dưỡng nuôi con hay thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con xử lý ra sao? Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn điều đó.

Thủ tục cấp dưỡng sau ly hôn

Thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Vấn đề pháp lý liên quan đến người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn

Theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con.

Thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con

Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Do vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì đây là nghĩa vụ mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện khi ly hôn.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi này sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu cũng không giới hạn số tiền bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Bởi vậy, tùy vào thu nhập, khả năng thực tế, nhu cầu thiết yếu của người con… để quyết định mức cấp dưỡng. Do đó, nếu không thỏa thuận được, người trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi yêu cầu cấp dưỡng, mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nếu có lý do chính đáng.

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Để thực hiện việc yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con
  • Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND
  • Giấy tờ chứng minh các điều kiện: thu nhập
  • Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (Giấy tờ vay nợ, viện phí khám sức khỏe,…)

Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được gửi tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, trừ trường hợp một bên (hoặc cả hai bên) đương sự ở nước ngoài. Có thể gửi hồ sơ bằng các phương thức sau:

  • Gửi trực tiếp tại TAND;
  • Gửi đến TAND theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). (Khoản 1 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khôngthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Người nộp hồ sơ được nhận thông báo về kết quả về việc xử lý đơn.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015 để làm rõ vụ án và tiến hành thủ tục sau đây:

  • Tòa án triệu tập các bên đương sự để lấy lời khai, làm rõ tình tiết trong hồ sơ vụ án.
  • Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án (bao gồm án phí), Tòa án lập Biên bản hòa giải thành, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự (Điều 212 BLTTDS 2015). Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

  • Tòa án mở phiên tòa giải quyết vụ án trong trường thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử (có lý do chính đáng thời hạn này là 02 tháng).

Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, khả năng của các bên để xem xét chấp nhận hay bác yêu cầu về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Thay đổi mức cấp dưỡng

Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Vai trò của Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Trong trường hợp khách hàng muốn thay đổi mức cấp dưỡng cho con, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
  • Các công việc khác theo yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH miễn phí. Xin cảm ơn!



February 16, 2021 at 10:47AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét