Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con?

Cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con hay không là câu hỏi nhiều người đặt ra bởi con mình vì lý do nào đó mà con mình không muốn LY HÔN hoặc không thể tự mình ly hôn được. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc cha, mẹ thay con yêu cầu ly hôn.

quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật HNGĐ quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 56 Luật HNGĐ quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN LY HÔN KHI BỊ CHỒNG BẠO HÀNH ĐÁNH ĐẬP

yêu cầu ly hôn theo qui định pháp luật

Cha, mẹ thay con yêu cầu ly hôn

Điều kiện thực hiện quyền yêu cầu ly hôn cho con bị tâm thần

Khi con mình bị tâm thần, không còn khả năng nhận thức thì cha, mẹ có thể thay con yêu cầu Tòa án ly hôn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tình trạng của người bệnh đã đến mức không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Để chứng minh cần có các tài liệu, giấy tờ do cơ sở y tế cấp trong đó có kết luận, chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh lý. Nếu người đó đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần cung cấp Quyết định cho Tòa án khi làm thủ tục ly hôn.
  • Người bệnh tâm thần phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy, người yêu cầu Tòa án ly hôn cho người bị tâm thần phải chứng minh có hành vi bạo lực và hậu quả của hành vi bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị tâm thần.
  • Chủ thể thực hiện quyền ly hôn cho người tâm thần là cha, mẹ, người thân thích của người bị mắc bệnh tâm thần.

LƯU Ý: Hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật chống bạo lực gia đình gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Về ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị tâm thần hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Do đó, xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực dựa theo chứng cứ của các bên mà Tòa án quyết định.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT HOẶC HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn

Luật sư giải quyết ly hôn

Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn

Tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.

Và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.

Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Luật sư hỗ trợ vấn đề cha mẹ yêu cầu ly hôn thay cho con

Khi cha, mẹ có nhu cầu thay con yêu cầu Tòa án ly hôn mà không hiểu rõ về quy định, trình tự, thủ tục thì Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Cung cấp các quy định pháp luật về cha. mẹ thay con yêu cầu Tòa án ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ yêu cầu ly hôn.
  • Tư vấn để cha, mẹ có thể đáp ứng các điều kiện yêu cầu ly dị thay cho con.
  • Hỗ trợ các giấy tờ cần thiết để cha, mẹ đủ điều kiện yêu cầu ly hôn thay con.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho con không. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề yêu cầu ly hôn thay cho người khác hay các vấn đề liên quan cần tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



February 20, 2021 at 07:57AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét