Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Cướp giỏ xách không có tài sản có phạm tội không?

Cướp giật tài sản là hành vi khiến cho nhiều người căm phẫn cũng như gây thiệt hại cho nhiều người. Vậy cướp giỏ xách không có tài sản liệu có phạm tội và bị xử phạt như tội cướp giật tài sản bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về vấn đề này.

cướp giật tài sản

Cướp giỏ xách không có tài sản có phạm tội không?

Quy định của pháp luật về hành vi cướp giật tài sản?

Điều 171 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi cướp giật tài sản như sau:

Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm
  • Hành hung để tẩu thoát
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên
  • Làm chết người
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. (Điều 171 Bộ luật Hình sự)

>>> Xem thêm: Tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ.

Dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội cướp giật tài sản?

Mặt chủ quan

Về dấu hiệu lỗi

Căn cứ xác định của tội này là lỗi của người phạm tội phạm phải là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu lỗi cố ý của tội phạm này có các đặc trưng sau đây:

  • Về lý chí, người phạm tội cướp giật tài sản phải nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
  • Về ý chí. người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản với mong muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả nghiêm trọng xảy ra với nạn nhân.

Về động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội ở đây được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Tùy vào động cơ phạm tội mà người phạm tội có thể được Tòa án xét xử theo tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ.

Về mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội ở đây được hiểu là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội có mục đích cướp giậtchiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan

Hành vi cướp giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản.

Nếu như trong quá trình thực hiện hành vi, nếu chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.

Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả cuối cùng của hành vi cướp giật tài sản là người phạm tội giật được tài sản.

>>> Xem thêm: Trộm Cắp Tài Sản Được Bãi Nại Thì Có Bị Khởi Tố Nữa Hay Không?

Chủ thể của tội phạm

Về năng lực của chủ thể

Chủ thể của tội phạm phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, là người nhận thức được hành vi của bản thân có thể gây ra hậu quả cho xã hội nói chung và người khác nói riêng và điều khiển được hành vi của bản thân và không thuộc các trường hợp không chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 12 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định cụ thể về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm, trừ các tội phạm mà luật hình sự có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ Luật Hình Sự.

Như vậy, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình Sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ pháp luật được luật hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm được chia làm 3 loại là:

  • Khách thể chung của tội phạm.
  • Khách thể loại của tội phạm.
  • Khách thể trực tiếp của tội phạm.

Trong tội cướp giật tài sản, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản

Dấu hiệu để cấu thành tội cướp giật tài sản

Xử lý hành vi cướp giật tài sản nhưng không có tài sản

Thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhưng không có tài sản thì vẫn bị xử lý hình sự theo Điều 171 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi cướp giật sẽ được cấu thành tội phạm khi hành vi đó đáp ứng đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Mặt chủ quan
  • Mặt khách quan
  • Chủ thể của tội phạm
  • Khách thể của tội phạm

>>> Xem thêm: Cướp tài sản nhưng lỡ làm chết người thì phạm tội gì? 

hành vi cướp giật tài sản nhưng không có tài sản thì xử lý thế nào

Thực hiện hành vi cướp giật nhưng không có tài sản

Long Phan PMT hỗ trợ tư vấn hành vi cướp giật giỏ xách

Với sự am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ luật sư hình sự, công ty Luật Long Phan PTM sẽ tư vấn, đưa ra hướng giải quyết cho Quý khách hàng cũng như tham gia vào quá trình tố tụng và làm việc với cơ quan Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng. Cụ thể:

  • Tiếp nhận vụ án và đưa ra hướng giải quyết theo yêu cầu của Quý khách hàng
  • Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thuê luật sư bào chữa hợp pháp theo pháp luật thì công ty Luật Long Phan PTM sẽ chuẩn bị hợp đồng dịch vụ cho Quý khách hàng và sẽ tiến hành tố tụng.
  • Luật sư theo sát và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Quý khách hàng.
  • Nghiên cứu và tìm ra những tình tiết giảm nhẹ nhằm làm giảm nhẹ khung hình phạt cho Quý khách hàng.

Trên đây là bài viết về tội cướp giỏ xách. Hành vi cướp giật tài sản không có tài sản cũng như dấu hiệu cấu thành của hành vi cướp giật. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần tìm LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ để bào chữa thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí.



February 04, 2021 at 01:06PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét