Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Khi Nào Chủ Sở Hữu Có Quyền Đòi Lại Tài Sản Từ Người Thứ Ba Ngay Tình?

Người thứ ba ngay tình được pháp luật hiện nay cho nhiều chế định để bảo vệ. Vậy thế nào là người thứ ba ngay tình và khi nào chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình? Để làm rõ hơn những thắc mắc của quý khách, chúng tôi xin cung cấp những thông tin liên quan đến chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình.


Thế nào là người thứ ba ngay tình?

Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự thì pháp luật Dân sự không định nghĩa cụ thể thế nào người thứ ba ngay tình nhưng có thể hiểu người thứ ba ngay tình là người tại thời điểm tham gia giao dịch dân sự người này không có cơ sở để biết việc giao dịch của mình với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng tài sản của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó đã bị vô hiệu do tại thời điểm khi tham gia vào giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình hoàn toàn tin rằng người giao dịch với mình là người có quyền giao dịch và đối tượng tài sản giao dịch đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, từ đó cho thấy người ngay tình hoàn toàn không có lỗi khi tham gia vào giao dịch.

Khi nào chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình?

Để làm rõ khi nào chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình thì trước tiên chúng tôi xin làm rõ những chế định liên quan đến người thứ ba ngay tình theo pháp luật Dân sự Viêt Nam: 

Đầu tiên, về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật, theo Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sau đây gọi tắt là BLDS 2015), thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong nhưng trường hợp sau:
  • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
  • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao địch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đấm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Thứ hai, về chiếm hữu ngay tình, theo Điều 180 BLDS 2015 thì chiếm hữu ngay tình là Việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để chứng minh rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Vậy pháp luật yêu cầu người chiếm hữu phải chứng mình được rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, thì mới là chiếm hữu ngay tình.

Vậy người ngay tình là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Tức là ngừơi đó chiếm hữu tài sản mà không biết, không thế biết việc đó là không có căn cứ pháp luật như trường hợp người mua phải của gian mà không biết không thể biết đó là của gian.

Việc đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 thì chủ sở hữu không được đòi tài sản không được đăng kí từ người thứ ba ngay tình nếu giao dịch với ngừơi thứ ba đã được xác lập. Tuy nhiên, theo Điều 167 BLDS 2015 thì chủ sở hữu vẫn được đòi lại động sản không được đăng ký trong trường hợp người ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng không đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp là hợp đồng đền bù thì chủ sở hữu được đòi lại động sản nếu động sản đó bị cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý trí của chủ sở hữu.

Thứ hai, theo khoản 2 Điều 133 BLDS 2015, thì chủ sở hữu không được đòi tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu sau khi đăng ký tài sản đó được chuyển bằng giao dịch cho người thứ ba ngay tình mà người đó căn cứ vào đăng ký để xác lập giao dịch và giao dịch của người thứ ba ngay tình không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải được đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch của người thứ ba vô hiệu. Trừ trường hợp người này nhận được tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị sửa, hủy.

Thứ ba, theo khoản 3 Điều 133 BLDS 2015, trong trường hợp chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình thì có thể kiện, yêu cầu chủ thể dẫn lối đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba bồi thường và hoàn trả lại những chi phí hợp lý. Việc này nhầm lấy lại phần nào đó quyền lợi cho chủ sỡ hữu.

Như vậy, chủ sở hữu thật sự có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình nếu thuộc các trường hợp trên.

Trên đây là tòan bộ tư vấn về vấn đề khi nào chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu có bất cứ thắc mắc hay chưa rõ về vấn đề trên, xin liên hệ ngay đến đến Luật sư Đỗ Thanh Lâm qua hotline 097 558 368 để được tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét