Bài đăng nổi bật

Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân , tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công ...

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Thủ tục công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài tương tự thủ tục công nhận quyết định dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Về nguyên tắc, quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài do cơ quan có THẨM QUYỀN nước nào ban hành thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó. Do đó, công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục cần thiết để cơ quan tư pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan.

Thủ tục công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định dân sự

Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành

Theo Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định dân sự bao gồm: người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người được thi hành, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan, người đại diện hợp pháp của đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan.

Gửi quyết định của Tòa án công nhận và cho thi hành

Tòa án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua Bộ Tư pháp quyết định của Tòa án cho người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự.

Lệ phí, chi phí xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành

Người yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận tại Việt Nam quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án ngày 30/12/2016.

Người yêu cầu phải chịu chi phí tống đạt ra nước ngoài văn bản tố tụng của Tòa án Việt Nam liên quan đến yêu cầu của họ.

Lệ phí xét đơn yêu cầu công nhận quyết định dân sựLệ phí xét đơn yêu cầu công nhận quyết định dân sự

Trường hợp quyết định đương nhiên được công nhận tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 431 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các quyết định sau đương nhiên được công nhận tại Việt Nam:

  • Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam được quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài, quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của Điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.

Thủ tục xét yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định dân sự

Thời hiệu

Theo quy định tại Điều 432 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có Tòa án đã ra quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định dân sự đó.

Lưu ý: Trong trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành

Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành

Đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
  • Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Giấy tờ, tài liệu gửi kèm đơn yêu cầu

Tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu là giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều ước quốc tế mà nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra quyết định cùng là thành viên. Trường hợp Việt Nam và nước có Tòa án đã ra quyết định chưa cùng là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực quyết định do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;
  • Văn bản của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ quyết định đó cho người phải thi hành;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành.

Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Chuyển hồ sơ cho Tòa án

Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền công nhận.

Thụ lý hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.

>> Xem thêm: thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thủ tục công nhận quyết định kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.



June 14, 2021 at 01:42PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét