Xử lý hành vi bạo lực gia đình có lẽ là vấn đề PHÁP LÝ mà rất nhiều chị em phái yếu luôn quan tâm. Nó như một công cụ để họ bảo vệ cho chính bản thân mình, cũng như bảo vệ cho những thân phận yếu thế trong gia đình. Vậy khi bị bạo lực gia đình chúng ta cần làm gì? Người có hành vi bạo lực gia đình bị XỬ LÝ như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cụ thể đối với những vấn đề liên quan đến xử lý hành vi bạo lực gia đình.
Xử lý hành vi bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 định nghĩa: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Khi bị bạo lực gia đình bạn cần làm gì?
Yêu cầu sự bảo vệ từ cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì người bị bạo lực gia đình có quyền:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
Tố cáo hành vi bạo lực gia đình
Tại khoản 1 điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực”.
Như vậy, khi bị bạo hành người bị bạo hành có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác tố cáo hành vi bạo lực gia đình hoặc trực tiếp tố cáo hành vi bạo lực gia đình cho cơ quan có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình
Quy định của pháp luật về xử lý hành vi bạo lực gia đình
Phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì người có hành vi bạo lực gia đình bị phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Phạt vi phạm hành chính
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Ly Hôn Khi Bị Chồng Bạo Hành Đánh Đập
Chịu trách nhiệm hình sự
Tùy vào hành vi cũng như mức độ của hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:
- Về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu người có hành vi bạo lực gia đình đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Hay là Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Chịu trách nhiệm hình sự
>>> Xem thêm: Có được yêu cầu bồi thường bị bạo hành khi ly hôn
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi bạo lực gia đình hiện nay pháp luật quy định khá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ những nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình. Vì vậy, có thể khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý Xử lý hành vi bạo lực gia đình. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hay cần Tư vấn luật hôn nhân gia đình về các vấn đề khác mọi người vui lòng liên hệ qua TỔNG ĐÀI: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!
June 02, 2021 at 01:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét